Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu |
- Website của bạn đã có Google sitelinks?
- Thủ thuật SEO thân thiện cho WordPress
- Công cụ phân tích, từ khóa, keywords tốt nhất
- Ảnh hưởng của liên kết đến website
- Tổ Chức Sự Kiện
Website của bạn đã có Google sitelinks? Posted: 20 Jul 2011 05:53 PM PDT Website của bạn đã có Google Sitelinks chưa? Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google. Ví dụ: bạn xem trang www.ticsoft.com các bạn có thể thấy các đường dẫn bổ xung của trang ticsoft.com khi tìm kiếm với từ khóa "ticsoft" trên google (đây là ví dụ để xem google sitelinks chứ ko phải phân tích từ khóa của www.ticsoft.com) Sitelinks chỉ hiện thị cho các từ khóa tìm kiếm chung nhất. Ví dụ bạn sẽ thấy sitelinks hiển thị với từ khóa "tinmoi", nhưng nếu bạn tìm kiếm với từ khóa "tin moi hang ngay" thì bạn sẽ không thấy được sitelinks. Sitelinks thường được hiển thị cho các tìm kiếm liên quan tới thương hiệu, nhãn, mác của trang. Google xác định sitelinks như thế nào? Google dường như sử dụng các đường liên kết bậc 1 (liên kết từ trang chủ). Điều này có nghĩa là tất cả các liên kết không nằm trong trang chủ sẽ không được hiển thị như là sitelinks. Đường dẫn liên kết có thể là liên kết ký tự hoặc hình ảnh với thẻ khóa IMG và thuộc tính ALT. JavaScript và Flash sẽ không được tính đến. Google thường sử dụng từ 2 cho đến 8 liên kết sitelinks cho một website. Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn khó mà biết được làm thế nào mà Google xác định số lượng sitelinks cho một trang. Phần ký tự được sử dụng để miêu tả sitelinks có thể là các ký tự liên kết nằm trong trang chủ hoặc là tiêu đề của liên kết đó. Có vẻ như là Google thích các liên kết nằm ở vị trí trên cùng của trang chủ. Thêm sitelinks cho trang Web của bạn Cho đến thời điểm hiện nay, không ai là chắc chắn biết được cách xác định chính xác sitelinks của Google. Tuy nhiên vài yếu tố sau có thể ảnh hưởng quan trọng tới việc Google có hiển thị sitelinks hay không : 1. Trang Web của bạn phải có vị trí thứ nhất ổn định đối với một số từ khóa nhất định. Các trang Web khác sẽ không có sitelinks với từ khóa này. Sitelinks được hiển với những từ khóa phổ biến nhất mà trang Web của bạn chiếm vị trí đầu tiên trong trang kết quả tìm kiếm; Nhưng nó sẽ không được hiển thị nếu từ tìm kiếm gồm hai đến bốn từ ngữ. Các từ khóa này là những từ khóa quan trọng nhất trong chiến dịch quảng bá website và tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. |
Thủ thuật SEO thân thiện cho WordPress Posted: 20 Jul 2011 05:51 PM PDT Thủ thuật SEO thân thiện cho WordPress template? Việc có một WordPress Template thân thiện với máy tìm kiếm rất quan trọng. Bởi ngay cả khi bạn có một nội dung phong phú nhưng lại sử dụng một template WordPress SEO không thân thiện với máy tìm kiếm thì nội dung sẽ không được máy tìm kiếm đánh chỉ số tốt, hoặc nội dung của nó sẽ không được phân tích đúng. Bài viết này sẽ cùng các bạn đi vào tìm hiểu các yếu tố cơ bản của một template WordPress hiển thị nội dung thân thiện cho máy tìm kiếm. Bọ tìm kiếm thấy gì trước tiên? Bạn không nên nhầm lẫn giữa trình tự mà người dùng nhìn thấy sau khi nội dung được trình duyệt biên dịch và mã nguồn HTML mà bọ tìm kiếm quyét trang Web đó. Khi quyét một trang Web, bọ tìm kiếm sẽ đọc nội dung trang đó từ đầu cho đến cuối trang. Bởi vậy, bạn nên đặt nội dung chính của bài viết lên trên cùng sau phần thay vì các mục lục, tiêu đề, thể loại bài viết. Khi các bạn sử dụng các themes WordPress hai cột hay ba cột,bạn nên trình bày các cột sidebar này bên phải, còn phần nội dung (post, page, content) nằm bên tay trái và là cột đầu tiên. Một kỹ thuật khác cho phép tách rời nội dung và trình bày rất mạnh, đó là sử dụng CSS với HTML. Theo cách trên thì bọ tìm kiếm sẽ đọc nội dung chính của bài viết trước tiên sau đó mới đến phần sidebar và footer. Template WordPress có làm nổi bật từ khóa chính không? Bạn đặt nhiều từ khóa vào trong tiêu đề và nội dung bài viết và Google Adsense hiển thị nội dung quảng cáo trùng với nội dung từ khóa bạn nhập vào. Mọi việc đều ổn cả. Nhưng sẽ tốt hơn nếu WordPress template của bạn đặt các từ khóa chính như tiêu đề vào trong thẻ H1, H2 của bài viết. Các phần tiêu đề trong single post, page, archive thì mình khuyên các bạn nên dùng thẻ H1. Còn lại tên của Blog thì chỉ để H1 trong trang chính mà thôi. Việc này thay đổi khá dẽ trong phần header.php hay trong page.php hoặc single.php của Theme WordPress editor. Ngoài ra bạn cũng nên bôi đậm những từ khóa chính trong bài viết. Một số người làm SEO cho rằng bọ tìm kiếm chỉ tính đến thẻ và bỏ qua (bold). Vì vậy bạn nên bôi đạm từ khóa bằng thẻ . WordPress template có chỉ ra các phần quan trọng? Giống như phần trên, khi soạn nội dung, bạn nên sử dụng các thẻ Hn, từ H1 cho đến H6 để viết các mục lớn cho bài viết (Mình khuyên các bạn nên dùng các thẻ Hn từ H1 cho đến H3 ). Các từ khóa chính phản ánh đúng nội dung bài viết nên được cho vào thẻ H1 và H2 chứ các từ khóa tiếp theo, tính quan trọng giảm dần cho đến H3. Việc sử dụng các thẻ Hn còn giúp máy tìm kiếm tách lọc dễ dàng nội dung chính của bài viết, và hiểu được bạn đang viết về cái gì. Nói chia tay với bọ tìm kiếm? Giống như người đọc thường, bọ tìm kiếm sẽ làm gì khi đọc đến cuối trang. Người dùng thường sẽ chuyến qua trang Web khác hoặc thoát khỏi trang của bạn nếu không có bài viết tiếp theo. Vậy tại sao bạn không thêm các đường dẫn trỏ đến các nội dung liên quan cuối trang thay vì sử dụng phần footer cứng nhắc, không liên quan gì tới nội dung trang hiển thị. Đây là một cách giữ chân người đọc, tăng thời gian người đọc dừng lại trên trang đó đồng thời cung cấp thêm thông tin cho người dùng. Và bọ tìm kiếm cũng theo đường dẫn này để tìm đến và đánh chỉ số các bài viết khác trên blog của bạn. |
Công cụ phân tích, từ khóa, keywords tốt nhất Posted: 20 Jul 2011 03:40 AM PDT Công cụ phân tích từ khóa – keywords tốt nhất? Bước đầu tiên khi quyết định từ khóa cho trang Web của bạn là liệt kê ra một danh sách các cụm từ, thuật ngữ liên quan tới sản phẩm bạn muốn quảng bá và những trang hay doanh nghiệp nào đang sử dụng những từ khoá đó. Phân tích từ khoá là phương pháp lý tưởng để liệt kê hàng tá cho đến hàng trăm từ khoá liên quan, giúp cho doanh nghiệp kiếm được những khách hàng tiềm năng thông qua trang Web của họ. Những gợi ý cho việc phân tích từ khóa Để việc phân tích từ khoá đem lại hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên theo những gợi ý sau để biết những bước đầu tiên cần phải làm: Đánh giá từ khóa Sau đây là danh sách các công cụ giúp phân tích và đánh giá từ khoá tìm kiếm. Cụ thể hơn, các cộng cụ này sẽ công cấp các "từ khoá đề xuất" và "đánh giá tìm kiếm". Từ khoá đề xuất là bất cứ cụm từ, thuật ngữ nào mà một công cụ cung cấp liên quan đến các dịch vụ của trang Web và danh sách từ khoá hiện tại. Đánh giá từ kiếm là số lượng tìm kiếm cho một từ khoá nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tháng, 1 quí, 1 năm; khung thời gian tuỳ thuộc vào mỗi công cụ khác nhau). Đừng nghĩ những con số này hoàn toàn chính xác, mỗi công cụ sẽ lấy dữ liệu từ những nguồn khác nhau nên không thể đưa ra được một con số chính xác nhất. Bạn nên xem những số liệu từ việc đánh giá tìm kiếm như là một cách tương đối để biết từ khóa nào được tìm kiếm nhiều hơn từ nào.Sau đây là các công cụ với những thông tin chung về nguồn dữ liệu của nó, chi phí thành viên, chi phí sử dụng, loại thông tin hiện thị, và làm thế nào bạn có thể sử dụng nó để phân tích từ khóa. Overture Keyword Selector Tool Công dụng Sử dụng Overture Keyword Selector Tool để tính số lượng lượt tìm kiếm cho một từ khoá cụ thể trong tháng trước. Nó cũng cung cấp những thuật ngữ tìm kiếm khác liên quan đến từ khoá mà bạn nhập vào và hiển thị số lượt tìm kiếm cho những thuật ngữ đó. Khi sử dụng Overture, điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng công cụ này không phân biệt sự khác nhau giữa những từ số ít và số nhiều. Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ "shoe" và "shoes" nó sẽ trả về những kết quả giống nhau. Vì vậy, Overture không phải là một công cụ lý tưởng nếu bạn muốn sử dụng nó để tìm kiếm những thuật ngữ chi tiết, chính xác vì nó thường trả về những thông tin chung chung. Nguồn dữ liệu Overture được sở hữu bởi Yahoo, nên những nguồn dữ liệu của nó bắt nguồn từ dữ liệu của Yahoo và các công cụ tìm kiếm liên kết của nó. Theo một thông cáo báo chí từ ComScore, Yahoo đã chiếm được 28,5 thị phần tìm kiếm trong tháng 12 năm 2006. Hữu ích như thế nào? Keyword Selector tool là một công cụ hữu ích để biết được những từ khoá nào thường được tìm kiếm hơn những từ khoá nào. Hãy xem kết quả tìm kiếm với từ "shoes", dễ dàng nhận thấy rằng cụm từ "women new balance shoes" được tìm kiếm nhiều hơn "cheap new balance shoes". Công cụ này cũng rất tốt cho việc mở rộng lượng từ khoá, vì mỗi lần bạn nhập vào một từ khoá, kết quả trả về còn bao gồm các từ khóa khác có liên quan về mặt ngữ nghĩa. Chi phí Overture Keyword Selector tool là một công cụ miễn phí, tuy nhiên, do nó rất phổ biến nên hay bị time out và kết quả trả về thường chậm. Có một cách hiểu quả hơn là đăng ký một tài khoản Search Marketing trên Yahoo và sử dụng những công cụ trên đó để tra từ khoá. Wordtracker Wordtracker có những đặc điểm sau: Keyword research – Bộ máy tìm kiếm từ khoá. Khi bạn nhập một từ khoá hay cụm từ khoá vào ô Research, Wordtracker sẽ hiển thị những từ khoá tìm kiếm phổ biến nhất bao gồm những từ khóa bạn nhập vào, số lượt tìm kiếm trong ngày cho những từ khoá đó, và dự đoán sẽ có bao nhiêu lượt tìm kiếm trong một ngày. Bạn có thể tuỳ chọn những kiểu tìm kiếm khác nhau bằng những thiết lập sau: 1. Tìm kiếm đơn giản – liệt kê các từ khoá theo một thứ tự bất kì và phân biệt chữ hoa so với chữ thường. 2. Tìm kiếm chính xác – chỉ liệt kê những từ khóa chính xác và phân biệt chữ hoa so với chữ thường. 3. Tìm kiếm "nén" (compressed search) – liệt kê các từ khoá theo một thứ tự bất kì và không phân biệt chữ hoa và chữ thường 4. Tìm kiếm toàn diện – liệt kê các từ khoá thay thế (ví dụ, bạn nhập từ khoá "li*t" nó có thể hiển thị ra kết quả của "lightening và little") và phân biệt chữ hoa và chữ thường 5. Tìm kiếm misspelling (phiên âm sai) – cung cấp một danh sách các từ phiên âm sai cho từ khoá mà bạn tìm kiếm và không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Keyword Research cũng cho phép bạn đánh giá các từ khoá tìm được bằng Tab "Evaluate", bạn dùng chức năng này để phân tích các dữ liệu cạnh tranh từ Yahoo, Google, MSN, hay các công cụ tìm kiếm nhỏ hơn, các thư mục, tin tức và thông tin PPC từ Yahoo. Keyword Universe. Cung cấp danh sách các từ khoá và cụm từ khoá có liên quan tới từ mà bạn tìm kiếm, sau đó liệt kê các số lượt tìm kiếm đối với những từ khoá đó trong Popularity Search. Full Search. Dựa vào một từ khoá bạn tìm kiếm, Full Search sẽ trả về danh sách những từ khoá tương tự và đếm số lần những từ khoá đó xuất hiện trong các thẻ meta của 200 trang Web liên quan. Keyword Projects. Lưu trữ những kế hoạch tìm kiếm từ khoá của bạn. Bạn được lưu trữ tối đa 4 projects. Reports. Wordtracker có 2 loại Reports, short-term report và long-term report. Short-term report sẽ đưa ra một bản thông báo về 1000 từ đã được tìm kiếm trong 48 giờ qua. Long-term report sẽ đưa ra danh sách 1000 từ khoá đã được tìm kiếm lặp đi lặp lại trong vòng 90 ngày qua. Free Keyword Suggestion Tool. Wordtracker cung cấp một công cụ Keyword Suggestion miễn phí tương tự như Overture Keyword Selector Tool. Khi bạn nhập vào một hay một cụm từ khoá, bạn sẽ tìm thấy kết quả tìm kiếm trong vòng 90 ngày qua. Bạn cũng sẽ thấy danh sách từ khoá mà bạn tìm kiếm cũng như các từ khoá tương tự, cùng với dự đoán về số lượng tìm kiếm hàng ngày. Nguồn dữ liệu Wordtracker biên dịch một cơ sỡ dữ liệu lên tới hơn 330 triệu thuật ngữ tìm kiếm từ Dogpile và Metacrawler. Cơ sỡ dữ liệu này được cập nhật mỗi tuần. Dogpile chiếm khoảng 0,6% thị phần tìm kiếm trong tháng 1 năm 2007, trong khi Metacrawler thấp hơn 1 tí, khoảng 0,4%. Hữu ích như thế nào? Wordtracker thích hợp để tìm xem có bao nhiêu lượt tìm kiếm được thực hiện đối với những từ khoá khác nhau. Mặc dù nó không hoàn toàn chính xác 100% , nhưng nó rất hữu ích biết được những thông tin tổng hợp về những từ khoá nào được tìm kiếm thường xuyên hơn. Chi phí để sử dụng Wordtracker là 8,26$ cho một tháng và 275,24$ cho một năm |
Ảnh hưởng của liên kết đến website Posted: 20 Jul 2011 03:38 AM PDT Ảnh hưởng của liên kết đến kết quả xếp hạng website? Không nên áp dụng các công cụ tự động hóa việc đăng ký liên kết, vì đó có thể là dấu chấm hết cho website của bạn khi các cỗ máy tìm kiếm cho rằng bạn là spam. Nên nhớ, mục tiêu của bạn là số lượng khách truy cập, vị trí cao của các từ khóa và sự phát triển nhanh của trang web. Những liên kết đến (link inbound) có thể làm cho trang web của các bạn những gì? Những liên kết đến (link inbound) là những liên kết từ những trang web khác mà trỏ vào trang web của các bạn. Số lượng và chất lượng của những liên kết đến (link inbound) đã trở nên một trong những nhân tố (hệ số) quan trọng nhất trong những giải thuật xếp hạng của Google, Yahoo, MSN, Ask/Jeeves và những cỗ máy tìm kiếm chính khác. Nó là một nguyên lý đơn giản. Nếu có 2 trang web giống nhau nhưng khác nhau về số liên kết đến, thì trang nào có nhiều liên kết đến hơn sẽ có thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, cũng không hẳn là thế khi hiện nay trên internet tràn ngập các mẩu quảng cáo cho đăng liên kết miễn phí. Thực ra, hầu hết trong số chúng chỉ là các FFA (Free for all). Chúng được sinh ra với một mục đích chính: Thu thập dữ liệu cá nhân, dữ liệu kinh doanh của các bạn để phục vụ cho việc quảng cáo hoặc phát tán thư rác (spam email). Ngày nay, sẽ không đủ khi có nhiều liên kết đầu vào. Chất lượng của những liên kết mới là quan trọng hơn cả. Một liên kết có chứa đựng từ khóa mà bạn muốn được xếp hạng cao trong liên kết văn bản tốt hơn hơn so với lắm liên kết với văn bản "click here" hay đơn thuần là một dòng URL. Một liên kết từ một trang web mà có một đề tài liên quan tốt hơn nhiều hơn so với những liên kết từ những website không liên quan hay những danh sách liên kết. Bạn sẽ được lợi nhiều từ những liên kết đến (link inbound) tốt: Những trang web khác gửi cho bạn những khách truy cập mới thông qua những liên kết. Nếu bạn có 500 liên kết tới website của bạn và mỗi website gửi trung bình chỉ 3 khách truy cập mỗi ngày sẽ có số khách truy cập 1,500 mỗi ngày. Tất cả các cỗ máy tìm kiếm chính sử dụng tính phổ biến liên kết để xếp hạng những trang web. Nếu website của bạn có một tính phổ biến liên kết cao, rồi bạn sẽ có vị trí xếp hạng cao trên những cỗ máy tìm kiếm. Để cải thiện tính phổ biến liên kết của các bạn (Và tới việc cải thiện chỉ số xếp hạng), bạn phải có những liên kết đến (link inbound) tốt. Việc trao đổi những liên kết tương hỗ với những website khác sẽ xây dựng một thư mục liên kết lớn. Đây cũng chính là nguồn khách hàng dồi dào cho bạn. Những liên kết đến (link inbound): - Cần phải đến từ những trang Web liên quan. Ghi chú: Khi bạn có những liên kết tới trang web của các bạn, hãy coi trọng chất lượng, không phải số lượng. Không nên đăng ký website của mình vào các trang web mà có thể cho đăng ký thoải mái hàng trăm liên kết mỗi ngày. Những cỗ máy tìm kiếm không thích những hệ thống này và chất lượng của những liên kết này nói chung rất thấp. Tốt hơn hơn tập trung vào những liên kết ít hơn với chất lượng cao hơn. Đừng áp dụng các công cụ tự động hóa việc đăng ký liên kết, vì đó có thể là dấu chấm hết cho web site của bạn khi các cỗ máy tìm kiếm cho rằng bạn là spam. Nên nhớ, mục tiêu của bạn là số lượng khách truy cập, vị trí cao của các từ khóa và sự phát triển nhanh của trang web. |
Posted: 19 Jul 2011 11:40 PM PDT Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông… Giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. |
You are subscribed to email updates from Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét