Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Link to Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google

5 Lý do bạn cần đến các dịch vụ SEO?

Posted: 08 Jul 2011 10:05 PM PDT

5 Lý do tại sao bạn cần đến các dịch vụ SEO? Xem xét trang web để tìm những phương pháp cải thiện lưu lượng truy cập và thứ hạng, bạn có thể tham khảo rất nhiều những chào mời của các dịch vụ SEO của các công ty khác.

Nhưng nếu bạn chưa bao giờ ký hợp đồng với một công ty SEO trước đây thì bạn có thể không biết liệu hợp đồng đó có đáng giá không. Bạn có muốn một chuyên gia SEO cho website của mình không? Câu trả lời rõ ràng là có. Khi bạn bắt đầu khởi sự một công ty web mới hay tạo ra một website mới, một trong những câu hỏi đầu tiên của bạn là "tôi giành được lưu lượng truy cập như thế nào?" Sau cùng, lưu lượng truy cập (traffic) có nghĩa là bán nhiều hàng hơn, có nhiều khách hàng hơn, nhiều nhà quảng cáo…và kiếm được nhiều tiền hơn. Và trong khi bạn có thể tiến hành các chiến dịch Adwords và các phương pháp chi trả khác, lưu lượng truy cập có giá trị nhất là những lưu lượng đến từ các bộ máy tìm kiếm. Các traffic tự nhiên từ Google, Yahoo và những bộ máy khác là miễn phí nhưng cũng có một số ngoại lệ để có được lưu lượng truy cập. Việc xây dựng và cải thiện website của bạn góp phần quan trọng giúp cho việc tối ưu trên bộ máy tìm kiếm được hiệu quả.

Xem xét trang web để tìm những phương pháp cải thiện lưu lượng truy cập và thứ hạng, bạn có thể tham khảo hàng tá những chào mời của các dịch vụ SEO (hay gọi là quảng bá website). Nhưng nếu bạn chưa bao giờ ký hợp đồng với một công ty SEO trước đây thì bạn có thể không biết liệu hợp đồng đó có đáng giá không? Bạn có muốn một chuyên gia SEO cho website của mình không? Câu trả lời rõ ràng là có vì 5 lý do quan trọng sau đây:

1. Kiến thức về SEO sâu sắc

Là một quản trị website, bạn tiếp cận không hạn chế các tài liệu về SEO. Có các diễn đàn về quản trị web và SEO để tham khảo và nhiều những khóa học phải trả phí, "các mánh lới" và các tài liệu. Nhưng dù bạn đọc gì đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ có thể tích lũy hết các kiến thức mà một chuyên gia của dịch vụ SEO có được. Tại sao? Bởi vì bạn còn phải tập trung vào các nhân tố khác của website của mình. Một chuyên gia SEO có thể tập trung 100% vào SEO…bởi vì đó là công việc thường xuyên của họ.

2. Tính chuyên nghiệp

Một công ty cung cấp dịch vụ SEO hoạt động chỉ với việc tối ưu website cho các bộ máy tìm kiếm nên luôn phải bắt kịp các phương pháp và ý tưởng mới. Họ là các chuyên gia về SEO. Và phần lớn của công việc SEO chuyên nghiệp là sử dụng các phương pháp ít được biết đến mà các quản trị web không thể tự mình tiến hành được. Trong số những phương pháp này có những công việc như phân tích tâm lý khách ghé thăm, sự tiện lợi của site bạn…

3. Các kết quả

Bạn có thể học các nhân tố tối ưu bộ máy tìm kiếm và tự tiến hành triển khai. Bạn có thể đăng các bài báo, thử sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, và làm hết sức để tối ưu trang web cho các công cụ tìm kiếm. Thế nhưng các kết quả của bạn sẽ không tốt như bạn có được khi đến với các dịch vụ SEO. Tại sao lại vậy? Bởi vì các chuyên gia về SEO không chỉ biết và sử dụng tất cả các phương pháp mà bạn làm, họ cũng có một loạt các phương pháp SEO thay thế. Các dịch vụ SEO có những kết quả mà bạn không thể đạt được…và họ làm việc đó một cách nhanh chóng.

4. Tiết kiệm thời gian

Làm việc để tối ưu hóa web cho công cụ tìm kiếm khá mất thời gian. Đôi khi là rất nhiều thời gian. Bạn phải cập nhật những phương pháp và tin tức mới, viết nội dung và bài viết, và xây dựng các đường link. Điều này không chỉ có mất công…nó còn mất thời gian. Nếu bạn thuê các dịch vụ SEO để làm việc này cho mình bạn sẽ có nhiều thời gian rỗi để tập trung vào những lĩnh vực chuyên môn của mình.

5. Giá trị đầu tư

Một số dịch vụ SEO đòi trả phí cao hơn nơi khác và đôi khi dường như quá đắt. Nhưng bạn không nên có cái nhìn thiển cận. Nếu không có được sự trợ giúp về SEO nào mới là quá đắt. Bởi vì tiến hành tối ưu liên quan đến chi tiền…và bạn kết thúc việc chi tiêu nhiều hơn nữa vào các "thủ thuật" lãng phí mà không thể giúp ích gì cho bạn. Mặc dù đến một công ty SEO có nghĩa là phải chi tiền ra nhưng đó là một khoản đầu tư hiệu quả.

Thiết kế web nhà trẻ, mầm non

Posted: 08 Jul 2011 09:30 PM PDT

THIẾT KẾ WEBSITE NHÀ TRẺ – MẦM NONthiết kế web, nhà trẻ, mầm non

STT

NỘI DUNG

CHỨC NĂNG

1.

Trang chủ Trang chủ ấn tượng, phù hợp với ngành nghề, thông tin cần truyền tải của website. Các trang chuyên mục con. Các file ảnh, banner, style, …

2.

Giới thiệu Là chức năng cho phép đăng tải bài viết giới thiệu các thông tin về công ty, tổ chức, giới thiệu lịch sử hình thành, định hướng phát triển…Có thể tạo các trang giới thiệu con và không hạn chế

3.

Tin tức – Sự kiện Là chức năng đăng tải tin tức cho website. Giúp quản trị web dễ dàng cập nhật được tin. Thông tin được sắp xếp theo ngày tháng, chủ đề, thông tin mới, …. Các thông tin trước và sau khi xuất bản phải được phân loại và lưu trữ thuận tiện cho việc xuất bản cũng như làm tư liệu tra cứu tìm kiếm.

4.

Thông báo tuyển sinh Là chức năng thể hiện mọi thông tin Tuyển sinh của Lớp, Trường, Nhà Trẻ mầm non. Giúp ích cho phụ huynh nắm bắt được thông tin cần thiết nhất.

5.

Chương trình học Là chức năng thể hiện mọi thông tin về chương trình học do các giáo viên cùng nhà trường đề ra, tùy theo từng lớp, lứa tuổi khác nhau, giúp ích cho phụ huynh nắm bắt được thông tin cần thiết nhất.

6.

Thực đơn hàng tuần Là chức năng thể hiện mọi thông tin Phục vụ các món ăn, các thực đơn theo ngày hoặc theo tuần mà nhà trường đề ra được đăng tải đầy đủ trên website.

7.

Hình ảnh hoạt động Là chức năng thể hiện mọi hình ảnh của học sinh, giáo viên, về nhà trường hay về hoạt động bất kỳ của Trường.

8.

Ca khúc thiếu nhi Là chức năng cho phép các em học sinh nghe, tải các bài hát thiếu nhi: Tiếng anh, Tiếng việt, Bài hát vui nhộn …

9.

Góc của bé Là chức năng thể hiện Họ & Tên, Năm sinh, Hình ảnh, Ngày vào trường của từng bé, thể hiện đẹp, sắp xếp khoa học, đẹp mắt.

10.

Đội ngũ giáo viên Là chức năng thể hiện: Họ & Tên, Hình ảnh, Tiểu sử, Trình độ của từng giáo viên. Mang cảm giác tin tưởng cho phụ huynh khi biết được giáo viên dậy con em mình như thế nào…

11.

Đóng góp ý Chức năng phụ huynh có thể đóng góp ý kiến của mình với nhà trường và Giáo viên…

12.

Đăng ký nhập học Chức năng phụ huynh có thể đăng ký nhập học cho con em mình trực tuyến trên website của nhà trường.

13.

Liên hệ Là chức năng gửi thư liên hệ với nhà trẻ, và thông tin liên lạc cần thiết như: Địa chỉ, số điện thoại, email, sơ đồ chỉ dẫn đường đi.

14.

Sơ đồ web Là chức năng sitemap cho website, giúp người truy cập tìm được và định hướng được cấu trúc của website một cách dễ dàng.
 

 

Thiết kế web mua chung, khuyến mãi

Posted: 08 Jul 2011 09:23 PM PDT

THIẾT KẾ WEB WWW.DEAL24H.VN

Công ty cổ phần Cơ Hội Vàng hoạt động trên Website Deal24h.vn. Nhận biết được vai trò của Thương Mại Điện Tử rất quan trọng trong chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu và bán hàng. Deal24h.vn ra đời với mô hình Win – Win – Win nhằm kết hợp các hình thức của Marketing hiện đại và Marketing truyền thống để đưa ra một phương thức quảng cáo hiệu quả nhất mang lại lợi ích chính đáng cho đối tác hợp tác, khách hàng và cuối cùng là Deal24h.vn.
– Đối với đối tác hợp tác (công ty / doanh nghiệp…) : Deal24h.vn cam kết mang lại đúng số lượng khách hàng, đảm bảo doanh thu cũng như lợi nhuận, đặc biệt đối tác được quảng bá hình ảnh rộng rãi mà không có rủi ro với chi phí rất thấp hoặc = 0.
-  Đối với khách hàng : luôn nhận được những thông tin giảm giá từ 50 – 99% của các sản phẩm / dịch vụ từ các thương hiệu nổi tiếng có chất lượng cực đỉnh và một mức giá hấp dẫn mà không tốn quá nhiều thời gian.
-   Deal24h.vn : phục vụ tận tình, nhanh chóng mang lại lợi ích cho đối tác và khách hàng là niềm vui của chúng tôi.
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ website Deal24h.vn, email hoặc qua số điện thoại đường dây nóng, chúng tôi rất lòng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc vào bất kỳ lúc nào của quý khách, hơn thế nữa Deal24h.vn cũng rất mong được hợp tác với các đối tác có nhu cầu quảng bá sản phẩm / dịch vụ và phát triển khách hàng tiềm năng.

Thiết kế web bepam.net

Posted: 08 Jul 2011 09:10 PM PDT

Các dịch vụ:

Thiết kế web bếp ga, giới thiệu sản phẩm và thông tin từ cửa hàng bếp ga.

Dịch vụ seo từ khóa.

Dịch vụ quản trị website cho cửa hàng.

Thiết kế web bếp ga, bếp âm Thiết kế web bếp ga, bếp âm

Thiết kế web dược phẩm www.tanbachtung.vn

Posted: 08 Jul 2011 08:55 PM PDT

Thiết kế web công ty dược phẩm www.tanbachtung.vn

Thiết kế web công ty dược phẩmhttp://tanbachtung.vn

Công ty TNHH Dược phẩm Tân Bách Tùng (TBT Pharma) được thành lập tháng vào tháng 10/2008 từ tiền thân là Công ty TNHH Dược phẩm Đài Liệu (MORE Pharma), đã hoạt động từ tháng 01/2005 trước đó với tiềm lực mạnh mẽ nhóm hàng ETC, tuy nhiên chúng tôi đầu tư, tăng cường, đẩy mạnh nhóm hàng OTC dựa trên các chuyển giao công trình khoa học, đề tài với công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo một sản phẩm tâm đắc đến với người sử dụng. Đó chính là lý do TBT Pharma ra đời.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Tân Bách Tùng Pharma đã phát triển theo thời gian, tăng quy mô và đặc biệt về chất lượng. TBT Pharma đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra các tỉnh thành trong cả nước với các đối tác và kênh phân phối chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm có uy tín, hiệu quả và độ an toàn cao. Hiện nay TBT Pharma đã có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng cao và một văn hóa đặc trưng.

THÀNH TỰU

Là đối tác uy tín trong chuyển giao công nghệ của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu tại các Viện, trường Đại học về Y Dược, đang gấp rút phối hợp với một số đối tác nước ngoài để phát triển sản phẩm từ quy mô phòng thí nghiệm ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Mang lại lợi ích và giá trị cho xã hội và người sử dụng, khách hàng.

MỤC ĐÍCH

Một môi trường làm việc tốt, năng động tạo cơ hội phát triển và đóng góp cho xã hội. Đem lại giá trị đích thực cho xã hội, cộng đồng. Phát triển một cách bền vững, mang lại sức khoẻ cho chất lượng cuộc sống cao hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, xã hội.

Phân biệt HTML Sitemap và XML Sitemap

Posted: 08 Jul 2011 11:07 AM PDT

Phân biệt giữa HTML Sitemap và XML Sitemap? Khi nói về sitemap (sơ đồ website), chúng ta thường nhắc đến hai loại chính: HTML (Hyper Text Makeup Language) sitemap và XML (EXtensible Makeup Language) sitemap. Tuy chức năng cơ bản đều là sơ đồ cấu trúc website, nhưng về đối tượng và kỹ thuật thì lại hoàn toàn khác nhau.

HTML sitemap

- Cấu trúc: HTML sitemap thường dùng để liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay website.
- Thứ tự: Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục cây và chung cung cấp miêu tả cho từng liên kết, thường nhờ vào Anchor Text.
- Đối tượng: HTML sitemap của blog hay Website sẽ giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng. Bởi thế HTML sitemap được tạo ban đầu cho người dùng. Mặc dù HTML sitemap được tạo cho khách viếng thăm Website, nhưng những bọ tìm kiếm như Googlebot sẽ có cơ hội tìm ra tất cả các mục, trang, bài viết trên Website dễ dàng hơn khi tất cả các liên kết được liệt kê trong HTML sitemap.
- Ví dụ HTML sitemap: Hãy xem qua sitemap HTML của SEO blog, bạn sẽ hình dung ra thế nào là một sitemap HTML.

XML sitemap

- Cấu trúc: XML sitemap hiển thị danh sách các URL của blog hay website của bạn bằng một chuẩn đặc biệt XML. Hãy xem ví dụ sitemap XML sau với một đường dẫn URL duy nhất:

- Thứ tự: Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo từng tiêu chí của từng Webmaster mà đó có thể là mức độ quan trọng của thông tin, lượng truy cập, các thành phần quan trọng, …
- Đối tượng: XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới máy tìm kiếm về các đường dẫn URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đánh chỉ số. XML sitemap được tạo cho máy tìm kiếm chứ không phải người dùng thường. Việc đăng ký sitemap XML cho các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo hay MSN Live.
- Bạn có thể tạo sitemaps miễn phí ( chỉ miễn phí 500 trang ) tại địa chỉ: www.xml-sitemaps.com và tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn tạo sitemap miễn phí theo chuẩn google để có một sitemaps theo ý mình.

Whitehat SEO lời khuyên cho các bloggers

Posted: 08 Jul 2011 10:50 AM PDT

Mẹo tối ưu hóa từ khóa trên

- Đăng bài với SEO các từ khóa, không có gì không làm cho nó trông tự nhiên.
- Những từ nên được cùng một rằng những người sử dụng đang gõ in Plural hình thức là một lựa chọn tốt hơn.

- Sử dụng phổ biến của từ khóa mis-spelling là không thích hợp.
- Danh mục các từ khóa được tốt nên được sử dụng. Họ có thể được như kì từ nào – các tiện ích, Hacks, y tế… Webmaster SEO từ Apart nó khuyến khích tiện ích.
- Các từ khóa đang được sử dụng tốt hơn trong bài viết . Kể từ khi người dùng không nhìn thấy họ, Google không đưa nhiều tầm quan trọng trên thẻ meta miêu tả.
- Cùng một từ khóa không nên được sử dụng trong một dòng, một synonym hay variant có thể được sử dụng.

Mẹo về SEO URL hoặc bloggers

- Blog nên không được đặt tại gốc của tên miền. Nó nên được đặt trong tên miền phụ hoặc các phụ.
- Trong URL, sử dụng dấu gạch ngang / gạch ngang để phân cách các từ khóa. Google coi như gạch dưới dấu tách từ khóa tốt.
- Các URL của bài viết cũ không nên được thay đổi để là một thường trú hoặc một chuyển hướng 301.
- URL mở rộng như. Php,. Asp,. CFM,. Htm,. Html, vv tất cả có thể được sử dụng nhưng không phải. Exe.
- Câu hỏi đánh dấu hoặc đánh dấu bản năng động của một URL được đối xử như URL tĩnh bởi Google, nhưng các tham số không được vượt quá 3, bot của Google có thể thu thập thông tin nếu nó không được vượt quá phạm vi ba.
- Tên miền riêng của bạn phải được sử dụng trong FeedBurner nguồn cấp dữ liệu.

Mẹo về tiếp cận và tiện ích của các trang blog

- Luôn luôn sử dụng Alt tags với Hình ảnh. Một câu đầy đủ có thể được sử dụng trong Alt tag, nhưng nó không được vượt quá ba đến năm từ. Từ khóa không liên quan phải được tránh.
- Nó là tốt hơn để làm một podcast hoặc một video, Matt Cutt cho rằng, các blogger có thể gửi đi hình ảnh của mình để hotornot.com và nếu đánh giá là trên 7, sau đó một video có thể là một ý tưởng tốt.
- WordPress phải được sử dụng cho các blog để bảo đảm rằng những trang web là crawl. Hôm nay, từ rất nhiều người truy cập vào các trang web trên điện thoại di động của mình, nó không được tốt hơn để sử dụng bộ khung hay bất cứ weird stuff, họ không làm việc tốt với điện thoại di động.
- Nhập ngày đến, đi của bài viết phải được hiển thị.
- Việc sử dụng các Akismet ý kiến thư rác sẽ bảo vệ ngăn chặn từ blog của bạn đang được spammed . Google Analytics có thể định vị lưu lượng truy cập trên trang web của bạn. Cuối cùng, không có một sự thay thế cho các nội dung.

Cơ chế đánh giá thứ hạng pagerank google

Posted: 08 Jul 2011 08:27 AM PDT

Cơ chế đánh giá chỉ số thứ hạng – pagerank của google? PageRank là một thương hiệu của Google, được phát triển ở Đại học Stanford bởi 2 người đồng sáng lập Google: Larry Page và Sergey Brin.

Chỉ số PageRank sử dụng thang điểm từ 1 tới 10. Một cách dễ hiểu có thể quy đổi đơn giản như sau:

PageRank == Giá trị
4 == 10
5 == 100
6 == 1,000

(quy đổi trên chỉ có tính minh họa)

Từ ví dụ này, các giá trị gia tăng 10 lần cho mỗi mức của PageRank. Điều này có nghĩa là 10 lần khó hơn để leo lên vị trí tiếp theo trên cái thang PageRank. Chỉ số PageRank của một website là kết quả của sự tổng hợp phân tích các thống kê từ Google trong đó yếu tố quan trọng nhất là từ CSDL mà các máy chủ Google thu thập được trong quá trình thống kê tìm kiếm. Theo nhiều đánh giá: Chỉ số PageRank phụ thuộc vào số liên kết đến website đó (liên kết ngược – Backlinks) và mức độ quan trọng của các liên kết đó.

Chỉ số PageRank của một website là kết quả bầu chọn của tất cả các trang web khác trên toàn thế giới cho website đó về mức độ quan trọng của trang. Mỗi liên kết ngược là 1 phiếu bầu. Các phiếu bầu này có mức độ ảnh hưởng khác nhau, sự khác nhau đó phụ thuộc vào chất lượng (hay tính quan trọng) của mỗi trang đặt liên kết ngược.

Website nào có chỉ số PageRank cao thì chứng tỏ đó là website chất lượng cao và quan trọng (High quality, Important). Điều tất yếu là khi tìm kiếm, Google sẽ ưu tiên cho các site có PageRank cao. Tất nhiên khi tìm kiếm, không phải cứ website quan trọng nào cũng hiện ra ở trang đầu. Kết quả còn phụ thuộc vào việc bạn muốn tìm kiếm cái gì. Chính vì điều đó mà Google đã kết hợp PageRank với công nghệ tìm kiếm văn bản phức tạp để tìm ra và sắp xếp những trang có nội dung liên quan. Google kiểm tra số lần mà từ khóa xuất hiện trên trang và xem xét tất cả các khía cạnh khác về nội dung của trang (và cả nội dung của các trang liên kết tới nó) để xác định kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Điều này giải thích vì sao ở mỗi nước khác nhau, kết quả tìm kiếm cùng một từ khóa có thể khác nhau.

Chúng tôi cho rằng Google có sử dụng kết quả thống kê của Google Toolbar để đánh giá lượng truy cập, thời gian truy cập vào một Website để đánh giá mức độ trung thành của độc giả đối với Website.

Công thức tính PageRank (tham khảo)
PR(A) = (1-d) + d(PR(t1)/C(t1) + … + PR(tn)/C(tn)).
Trong đó PR(A) là Pagerank của trang A
t1, t2…tn là các trang liên kết tới trang A
C là số link outbound của trang nguồn t1, t2 …tn đó (link ra ngoài)
d là hệ số suy giảm (hệ số tắt dần của chuỗi)

Ví dụ Page A của bạn có 3 trang page B (PR=6) page C (PR=3) và page D (PR = 4) link tới
Page B có 3 link dẫn ra ngoài
Page C có 6 link dẫn ra ngoài
Page D có 12 link dẫn ra ngoài
Vậy PR của A = 0.15 + 0.85*( 6/3 + 3/6 + 4/12) ~ 2

Kỹ thuật tối ưu hóa website cho bạn

Posted: 08 Jul 2011 08:14 AM PDT

Những cỗ máy tìm kiếm phải có thể tìm thấy những gì mà website của bạn hiển thị. Nếu chúng không thể tìm thấy những gì mà website của bạn thể hiện thì nó sẽ không thể giúp bạn đạt được thứ hạng cao với các từ khóa xác định.

Quá trình xử lý nhằm tối ưu hóa các trang web để giúp các cỗ máy tìm kiếm có thể nhanh chóng tìm thấy những gì mà website của bạn thể hiện được gọi là Search Engine Optimization (viết tắt là SEO). Hiện nay, với nhiều công cụ thiết kế và lập trình web mới, bạn sẽ dễ dàng có được một website với các ngôn ngữ: ASP.Net, ASP, PHP, Java, hay chỉ là một trang HTML bình thường. Tuy vậy, dù bạn lập trình web bằng ngôn ngữ nào đi nữa, thì một trang web vẫn cần có những phần tử chính giống nhau. Những phần tử này được đặt trong mã HTML của trang web. Việc quyết định sử dụng các thành phần website này như thế nào có thể làm cho trang web của bạn đạt kết quả cao hay thấp trong việc xếp hạng. Bài viết này có thể giúp bạn tối ưu hóa mọi thành phần liên quan trong trang web để chúng phát huy hiệu quả cao nhất giúp cho việc tìm kiếm của các cỗ máy tìm kiếm dễ dàng nhất.

Title – Tiêu đề: Các Search Engines như Yahoo!, MSN, Altavista, Alltheweb… đặc biệt coi trọng thẻ HTML này. Dòng chữ tiêu đề (Title) thậm chí còn quan trọng hơn cả thẻ từ khóa và thẻ miêu tả. Khi khách truy cập nhập vào một từ khóa hay một mệnh đề từ khóa, thì trước hết, các cỗ máy tìm kiếm nêu trên sử dụng giải thuật tìm kiếm tìm trên tất cả các dòng tiêu đề của tất cả website trong danh bạ của nó. Nếu phát hiện thấy từ khóa hay cụm từ khóa xuất hiện trong dòng tiêu đề của trang web nào đó, các cỗ máy tìm kiếm này sẽ ưu tiên đưa những kết quả này lên trước.

Meta Keywords Tag – Thẻ từ khóa: Meta Keywords tag là nơi xác định những từ, cụm từ khóa quan trọng nhất của trang web mà bạn cho là khách hàng sẽ dùng để tìm kiếm (tìm đến trang web của bạn). Nó nằm trong thẻ: … của mã HTML ở trang web của bạn.

Ví dụ: < meta name="keywords" content="từ khóa 1, từ khóa 2,…">

Lựa chọn được những từ khóa tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ trang web nào muốn có được kết quả xếp hạng cao. Hầu hết các cỗ máy tìm kiếm tìm ra các trang web thông qua các từ hoặc cụm từ khóa xác định. Ví dụ, website của bạn quảng bá cho mặt hàng bếp ga thì từ khóa có thể là "bep ga” ,”bếp ga”, “bếp ga giá rẻ”….Tuyệt đối không nên sử dụng các từ khóa đơn, vì dụ như "bep", "ga", "re",… vì những từ khóa đơn không được sự ủng hộ của các Search Engine – đó là chưa kể từ khóa càng ngắn bao nhiêu, càng phổ thông bao nhiêu thì cuộc chiến cạnh tranh giành vị trí của bạn càng cam go bấy nhiêu. Lời khuyên được đưa ra từ các cỗ máy tìm kiếm là bạn nên sử dụng những từ khóa hoặc mệnh đề từ khóa có từ 3 từ trở lên

Meta Description Tag – Thẻ mô tả: Thẻ meta description là nơi để bạn mô tả những gì mà website của bạn muốn thể hiện một cách cô đọng nhất, súc tích nhất. Có một số cỗ máy tìm kiếm hiển thị dòng mô tả này bên dưới kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tác động vào kết quả tìm kiếm thông qua việc biên tập thật tốt phần mô tả này.

Ví dụ: < meta name="description" content="Phần mô tả về website của bạn.">

Một website muốn thu hút sự chú ý của người truy cập Internet, ngoài việc luôn định vị ở thứ hạng đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm thì phần mô tả phải hay, hấp dẫn và giàu ý nghĩa biểu cảm. Nhiều doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài thường thuê một chuyên gia giỏi viết phần mô tả cho website của mình. Đây chính là phần hiển thị bên dưới tiêu đề mỗi kết quả tìm kiếm. Thẻ Meta Description được các Search Engines chú ý đưa vào danh bạ Index của chúng. Nếu một website được lập trình mạnh, đẹp nhưng thiếu thẻ Meta Description thì rất khó nhận được những kết quả tìm kiếm khả quan, bởi vì khi khách truy cập gõ vào dòng Search của một cỗ máy tìm kiếm bất kỳ một từ khoá thì kết quả là có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu kết quả được tìm thấy. Với tâm lý chung của mọi người, dù có cái gì đó dập ngay vào mắt, nhưng nếu nó thiếu hấp dẫn, không gây được tò mò thì cũng chẳng mấy khi nó được mọi người nhòm ngó.

Như vậy, dù website của bạn được liệt kê ở dòng đầu tiên, nhưng với một dòng miêu tả rời rạc, luộm thuộm, thiếu cuốn hút thì cũng sẽ chẳng có ai thèm kích vào đường link của bạn! Các Search Engines biết điều này nên chúng khuyến khích các website có các dòng miêu tả ngắn gọn, súc tích nhưng phải hàm chứa đầy đủ ý nghĩa và giàu cảm xúc. Đây thực sự là công việc khó khăn, không nhiều người làm được. Tóm lại, website của bạn rất cần một thẻ miêu tả (Meta Description tag) tốt làm tiền đề cho việc đăng ký vào các Search Engines sau này.

Body Text – Nội dung: Là phần nội dung được nhìn thấy khi mở trang web bằng một trình duyệt. Nó không chứa các dòng lệnh HTML hay các lời giải thích. Những dòng chữ hữu hình này là thành phần mà các cỗ máy tìm kiếm có thể nhập vào danh mục tìm kiếm của chúng. Body Text là thành phần cực kỳ quan trọng đối với giải thuật tìm kiếm của các cỗ máy tìm kiếm. Một ví dụ dễ thấy là ngay tại trang web mà bạn đang đọc này, phần nội dung bạn đang xem chính là Body text. Các Search Engines đặc biệt coi trọng phần này – và đây cũng là phần quan trọng nhất – yếu tố sống còn của một trang web. Nếu bạn có từ khoá tốt, nếu bạn có thẻ miêu tả tốt, nếu bạn có tiêu đề hay nhưng phần nội dung văn bản – Body text mà dở, nghèo nàn và lủng củng thì kết quả cũng bằng không. Đối với các Search Engines, khi sử dụng các giải thuật như Robots, Spider để lần tìm, sắp xếp, đánh giá và lập danh bạ cho các website thì phần thông tin thu lượm được coi là quan trọng nhất chính là nội dung văn bản – Body Text. Đây là lý do vì sao các website có quá nhiều hình ảnh đồ hoạ nhưng lại có quá ít nội dung văn bản thường bị xếp nằm ở "chiếu dưới" trong các kết quả tìm kiếm từ các Search Engines. Ngược lại, những trang web luôn được đưa lên đầu bảng danh sách kết quả lại thường là các trang web giàu nội dung (văn bản), hình ảnh hạn chế. Điển hình cho ví dụ này là những trang báo điện tử. Nhiều trang web dạng này thậm chí không có thẻ Meta Description, thẻ Meta Keywords! Bí quyết ở đây một phần là nhờ chúng có quá nhiều nội dung văn bản trong phần Body Text

Có một điều lưu ý nhỏ: Nếu website của bạn đã lỡ thiết kế quá nhiều hình ảnh, thì song song với việc bạn tìm cách giảm bớt hình ảnh minh hoạ, bạn cần phải thêm nội dung văn bản (càng nhiều càng tốt). các Search Engines thích văn bản và chỉ văn bản mà thôi.

Dòng đầu tiên trong phần nội dung: Dòng đầu tiên trong phần nội dung là câu văn nằm ngay sau thẻ của mã HTML trong trang web. Nhiều cỗ máy tìm kiếm đưa ra các mối quan hệ nhằm giới hạn tìm kiếm thường thể hiện câu đầu tiên này trong kết quả mà chúng tìm được. Một vài cỗ máy tìm kiếm đã sử dụng câu đầu tiên của body text làm phần miêu tả cho kết quả mà nó tìm thấy được.

Lưu ý rằng, câu đầu tiên trong phần nội dung không nhất thiết phải là phần hữu hình mà người xem có thể nhìn thấy được. Phần quyết định thuộc về người thiết kế, và câu đầu tiên có thể được đặt ở bất cứ đâu trong trang web của bạn. Các cỗ máy tìm kiếm tin rằng, câu đầu tiên dù nằm cuối phần nội dung thì giá trị của nó vẫn không hề thay đổi, bất chấp vị trí hiện thời của nó.

Headlines – Đầu dòng, tiêu đề, đề mục: Dòng tiêu đề, đề mục H1 là dòng chữ được viết giữa thẻ: h1…/h1 của dòng mã HTML trong trang web. Nhiều cỗ máy tìm kiếm đưa ra các tiêu chuẩn tìm kiếm mở rộng lại lấy dòng chữ này làm phần hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Ví dụ: thẻ h1: Nội dung dòng đề mục với khổ chữ lớn h1

Các trang web còn nhiều thành phần khác nữa. Mỗi thành phần lại có thể tác động đến kết quả xếp hạng của trang web. Những thành phần thêm nhập vào có thể được tìm thấy ở một trang web (gọi là những nhân tố trong trang web), kết quả xếp hạng cũng bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tác động vào trang web của mình để nó được dễ dàng tìm thấy bởi các Search Engines. Đó chính là quá trình Search Engine Optimization. Chắc chắn rằng bạn cho phép những Robots của cỗ máy tìm kiếm chỉ số hóa website của bạn: Hình dung rằng bạn đang rất khó khăn trong việc nỗ lực đưa trang web của mình lên Top 10 trên những cỗ máy tìm kiếm.

Thậm chí sau vài tuần, website của bạn không hề được liệt kê trong bất kỳ cỗ máy tìm kiếm nào. Sau đó bạn bắt đầu nhận thấy rằng những chương trình con nhện (spider) và Robots cỗ máy tìm kiếm không thể truy nhập website bởi vì trang web của bạn không hề có flie robots.txt, hoặc có nhưng viết sai tham số.

Chắc chắn rằng những spiders của cỗ máy tìm kiếm có thể truy nhập website của bạn: Những con nhện (spider) của cỗ máy Tìm kiếm không có đầy đủ chức năng của những trình duyệt như Microsoft Internet Explorer, Firefox hay Netscape Navigator. Thật ra, chương trình Robots của các cỗ máy tìm kiếm sử dụng những chương trình giống như trình duyệt văn bản bình thường. Chúng thích văn bản, văn bản, và nhiều văn bản hơn. Chúng lờ đi thông tin được chứa đựng trong những hình ảnh đồ họa nhưng chúng có thể đọc được phần mô tả văn bản (thẻ IMG có ALT)

Điều này có nghĩa rằng những chương trình con nhện (spider) của cỗ máy tìm kiếm không thể sử dụng công nghệ trình duyệt để truy nhập website của bạn. Nếu những trang Web của bạn yêu cầu Flash, DHTML, Cookies, JavaScript, Java hoặc những mật khẩu để truy nhập trang, thì có thể những con nhện (spider) của cỗ máy tìm kiếm sẽ không thể chỉ số hóa website của bạn.

Tránh những ký tự đặc biệt trong URL của bạn: Đa số các cỗ máy tìm kiếm gặp vấn đề khi chỉ số hóa những trang Web nếu URLs có chứa đựng những ký tự đặc biệt. Những ký tự đặc biệt sau được gọi là "Chặn bước spider của search engines":

Ký hiệu (&), dấu đô la ( $) , những dấu bằng (=) , phần trăm (%) , dấu hỏi (?)

Những đặc tính này thường được tìm thấy trong những trang Web động. Chúng báo hiệu chương trình lướt mạng của cỗ máy tìm kiếm là có thể có một vòng vô hạn của những khả năng cho trang đó. Đó là vì sao vài cỗ máy tìm kiếm lờ đi trang Web mà URLs có những đặc tính kể trên.

Chọn một dịch vụ lưu trữ web – hosting đáng tin cậy và nhanh: Trang web của Bạn cần phải được lưu giữ bởi một dịch vụ mạng đáng tin cậy. Nói cách khác, điều tồi tệ có thể xảy ra khi máy chủ của bạn bị down trong khi một con nhện (spider) của cỗ máy tìm kiếm cố gắng chỉ số hóa nó. Nếu website của bạn không trả lời khi chương trình phần mềm chỉ số của cỗ máy tìm kiếm đến thăm website của bạn, website của bạn sẽ không được chỉ số hóa. Thậm chí xấu hơn, nếu website của bạn đã được chỉ số đã và khi con nhện (spider) của cỗ máy tìm kiếm quay lại trang web của bạn đúng lúc máy chủ bị down, bạn sẽ bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu của cỗ máy tìm kiếm. Do đó, lưu trữ website của bạn trên những máy chủ tốt, hiếm khi bị sự cố là một điều cực kỳ quan trọng.

Những chương trình lướt mạng của các cỗ máy tìm kiếm không có nhiều thời gian để chỉ số hóa các trang web. Có xấp xỉ 4 – 6 tỉ trang Web trên thế giới và các cỗ máy tìm kiếm muốn chỉ số hóa tất cả chúng. Như vậy, nếu máy chủ dịch vụ của website của bạn có một kết nối chậm tới internet, thì có thể, trang web của bạn sẽ không được chỉ số hóa.

Bạn cũng nên giới hạn trang chủ của mình có dung lượng nhỏ hơn 60 KB. Đó cũng là lợi thế khi nhiều người dùng còn kết nối tới Internet với một modem chậm. Thậm chí đối với một người tình cờ truy cập vào website của bạn, thì yếu tố thời gian để mở một trang web có thể tạo sự khác biệt: có thể họ sẽ trở thành khách hàng, có thể họ sẽ "một đi không

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét