Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu |
- Cách để web của bạn trong top đầu tìm kiếm
- Xây dựng backlinks thông qua Google Alerts
- 7 Cách để website của bạn được crawl
Cách để web của bạn trong top đầu tìm kiếm Posted: 30 Jul 2011 05:04 PM PDT Dưới đây là 10 cách có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà thậm chí còn được liệt kê ở vị trí trong Top danh sách dẫn đầu. Không cách nào được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác mà tốt nhất chúng ta cùng kết hợp để có thể thu được kết quả cao hơn. 1. Hãy là người đi tiên phong đăng ký URL của website tại các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm Cách thức kinh doanh của các hãng cung cấp công cụ tìm kiếm tương tự như hình thức quảng cáo có sử dụng xuất bản định kỳ: Tập hợp các nội dung chắt lọc để thu hút người xem, rồi sau đó bán nó cho các nhà đi quảng cáo. Rõ ràng là các công cụ tìm kiếm nên để các nhà thiết kế nội dung đệ trình URL, bởi làm vậy sẽ tăng cường thêm giá trị của việc thu thập các trang chủ của công cụ tìm kiếm, việc này giúp cho trang công cụ tìm kiếm có thêm được một thành viên mới trong hộ khẩu của mình và rồi họ sẽ dễ dàng bán được quảng cáo. Đối với các công ty qui mô nhỏ, việc đi tiên phong gửi đăng ký URL của một vài website là một quá trình khá dễ dàng, chỉ đơn giản là nhắp chuột vào nút "gửi đường link URL". Những đường link như trên có thể dễ dàng tìm thấy ở một dạng hình thái hay site khác của các công cụ tìm kiếm thông dụng. Lưu ý, hãy cảnh giác với những website tuyên bố rằng họ có thể gửi URL của bạn tới hàng trăm nhà cung cấp công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, hiện có chưa đầy 10 nhà cung cấp công cụ tìm kiếm có tiếng mà bạn có thể tin tưởng như google.com , yahoo.com , msn … 2. Thứ hạng tỉ lệ thuận với mức chi phí Trên thực tế, có những lý do có cơ sở để bạn có thể bỏ tiền đầu tư vào khoản quảng bá website của mình trên các site cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Dennis Buchheim – giám đốc phụ trách nguồn thu tài chính của trụ sở chính hãng Inktomi tại Sunnyvale, California giải thích rằng những khoản phải đóng góp sẽ giúp cho khách hàng được ưu tiên hơn về thứ hạng trong việc hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm, không những thế, họ còn cam đoan chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ nằm trong danh sách kết quả tìm kiếm theo thuật toán. Và tất nhiên, khoản chi phí bạn đóng góp càng cao thì độ ưu tiên cho website của bạn càng cao. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đưa ra các mức giá khác nhau cho từng thứ hạng ưu tiên khác nhau. Ví dụ: dịch vụ trên cho phép một khách truy cập có thể nhận được các báo cáo bao gồm thông tin về các từ khóa được những người tìm kiếm đưa ra. Nếu như website của bạn được ưu tiên hiển thị ra một trong số những trang liệt kê kết quả tìm kiếm đầu tiên thì xác suất người tìm kiếm thông tin click chuột vào địa chỉ đường links của website là rất cao. Thông tin này rất đáng giá bởi nó cho phép các chủ nhân của các website điều chỉnh mức chi phí đóng góp để nâng hoặc giảm vị trí của website trong bảng thứ tự xếp hạng của nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm. 3. Biến đổi nội dung để lọt vào phần mềm lọc thông tin và liệt kê Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu "con nhện" hay spider bot, phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả text. Trong bản ghi, danh sách các thông tin được tạo ra và liệt kê lại, "con nhện" nhận dạng tần số của các từ đặc thù trong một trang và đây sẽ là một phần của thuật toán phức tạp tính giá trị của trang, và sau cùng là xếp hạng. "Con nhện" có thể sẽ làm việc theo cách như sau: Nếu như một trang có từ "Internet" được lặp lại 4 lần và ở trang khác cũng có 12 từ "Internet", thêm nữa cả hai trang đều có từ "Internet" trong thẻ meta và phần tiêu đề trang thì trang thứ hai sẽ được xếp lên vị trí cao hơn. Thuật toán "con nhện" cũng tính toán và xếp hạng những từ được ghép với từ khác, ví dụ như từ "ôtô", "phụ tùng ôtô", "ôtô con"…của trang web một công ty bán ôtô. Vì vậy, để trang web của bạn có độ ưu tiên cao trong bảng xếp hạng bạn hãy chèn thêm các từ khoá thông dụng và phổ biến. Ví dụ, tên công ty của bạn là Hồng Hà, hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, khi làm trang web, phần trang chủ cũng như các trang trong bạn nên chèn thẻ meta có dạng text như: “handicraft, fineart, hongha handicraft, hongha-fineart”…. Như thế, phần mềm đọc và xếp hạng của các trang công cụ tìm kiếm sẽ tìm đến trang web của bạn dễ hơn. Trên thực tế, có rất nhiều webmaster đã chèn thêm vô tội vạ những từ không liên quan tới lĩnh vực cũng như nội dung thông tin trang cung cấp để giành lấy cơ hội có được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng liệt kê kết quả tìm kiếm của các search engine. Một số tác giả của những trang web khác còn quỉ quyệt hơn, họ chèn hàng trăm, hàng nghìn từ khoá để font chữ trắng trên nền trang web màu trắng ở cuối trang, hoặc chữ cùng màu với màu nền để đọc giả không thể nhận biết được. Người truy cập sẽ không nhìn thấy gì, "con nhện" thì bị "mù màu", và biện pháp này đã qua mắt được các phần mềm tìm kiếm theo từ khoá của các search engine. Bên cạnh phương pháp lọc tìm theo từ ngữ dạng text, "con nhện" còn xếp hạng trang web theo dạng mã HTML, các file ảnh và audio. Vì vậy, khi đặt tên cho ảnh bạn cũng nên chọn những tên thông dụng và phổ biến. Ví dụ, bạn xây dựng trang web bán ôtô, những ảnh được dùng cho trang bạn nên đặt là car1.jpg, car.jpg, không nên đặt là anh.jpg, anh1.jpg. 4. Hãy nhớ rằng: “Tiêu đề trang (Page Title) là yếu tố sống còn” Tiêu đề trang thường bị mọi người nhầm lẫn với tên của trang web. Để tránh tình trạng này, bạn nên biết rằng tên của trang tương đương với tên của file, ví dụ: “i.e., abcdefg.htm” – ngược lại tiêu đề trang là một hoặc nhiều từ được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web. Tiêu đề trang phải được đặt thật cẩn thận. AltaVista gợi ý đó là phần mà những người sử dụng công cụ tìm kiếm nhìn thấy trước tiên khi họ nhìn lướt qua danh sách liệt kê kết quả tìm kiếm, và Buchheim của Inktomi lưu ý rằng yếu tố này vẫn chưa đủ để trang web của bạn được xếp hạng cao tại search engine. "Tiêu đề phải được đặt hấp dẫn để có thể thu hút người đọc nhấp chuột. Bên cạnh những từ ngữ lôi cuốn của tiêu đề thì những từ ngữ miêu tả đi kèm cũng phải hấp dẫn". Cũng cần phải cân nhắc rằng có nhiều trang cỡ lớn và trung bình hợp thành chưa đầy ảnh, flash, khung và các tính năng khác mà "con nhện" không dễ gì nhận dạng được. AltaVista cho rằng tiêu đề trang thậm chí có tầm quan trọng hơn một trang cá biệt (ví dụ trang có khung) có ít nội dung dạng text. 5. Chú tâm tới thẻ META của bạn Có một vài loại thẻ meta, tuy nhiên đứng trên quan điểm của người quản lý thì chỉ có 2 loại chính: thẻ meta miêu tả và thẻ meta từ khoá. Thẻ meta miêu tả là những cụm từ, câu văn được soạn cẩn thận, có thể được xuất hiện dưới phần tiêu đề trang khi hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Bởi sức hấp dẫn của những từ ngữ có thể định đoạt việc khách hàng tìm kiếm thông tin có nhắp chuột vào đường link website của bạn hay không. Việc nghĩ ra những từ ngữ dạng text hấp dẫn vô cùng quan trọng. Một số webmasters làm những trang web cho những công ty có sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh cao thuê các nhà tư vấn viết thẻ meta miêu tả với hy vọng đọc giả sẽ bị lôi kéo viếng thăm website của công ty. Thẻ meta từ khoá chứa những từ khoá và cụm từ mà các webmasters đặt vào mã nền tại vị trí đầu trang web. Vào cuối thập niên 1990, "con nhện" thường sử dụng loại thẻ này – chúng được đặt tại phần đầu trang HTML ở phần đầu mỗi trang web. Tuy nhiên, có khá nhiều tác giả các trang web trình bày sai nội dung website của họ bằng việc chèn thêm những từ khoá giả mạo nên việc sử dụng các thẻ từ khoá meta bây giờ không còn vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị và sắp xếp thứ hạng. Ông Buchheim của Inktomi cho biết giờ dịch vụ tìm kiếm thông tin của công ty ít chú trọng tới thẻ meta từ khoá, mà đề cao các yếu tổ bổ xung khác như tiêu đề và số đường link. Tương tự, www.webrankinfo.com khuyên Google không nên tiếp tục duy trì phương thức tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá. Cùng với Google, một số search engine khác như AOL Search cũng không sử dụng phần mềm sử dụng thuật toán tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá. 6. Thiết lập các đường link 2 chiều "Chất lượng và số lượng website liên kết tới website của bạn có ảnh hưởng tới thứ hạng tại các search engines", theo lời ông Detlev Johnson – một chuyên gia nổi tiếng đánh giá các search engine. Ông Johnson lưu ý rằng, quá trình thu thập các đường link không đơn giản như việc thuyết phục một số lượng lớn các website liên kết tới website của bạn. Những website này phải có chất lượng cao bởi thế trang được tìm đến được search engines coi là "quan trọng". Việc thuyết phục các website chất lượng cao liên kết tới site của bạn cũng có nghĩa mọi người sẽ có thể tìm thấy website của bạn mà không cần phải nhờ đến search engine. Đây là một lợi thế bởi mục tiêu chủ đạo của bạn là muốn mọi người biết đến website của mình – được xếp ở thứ hạng cao trong search engine không phải là cách duy nhất để site của bạn được mọi người biết đến. Quá trình thuyết phục các website khác đặt đường link liên kết tới một tên miền mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có lý do chính đáng và thuyết phục để có được các đường link tới URL của bạn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đơn giản hơn là việc "có đi có lại", bạn cũng sẽ đặt đường liên kết tới các website khác mà bạn muốn nhờ đặt đường link tới site của bạn. Việc có được các đường link "khứ hồi" cũng sẽ giúp cho bạn có được mối quan hệ khách hàng mật thiết: Các công ty có thể đưa yêu cầu rằng các khách hàng có website sẽ đặt đường liên kết tới website của họ. Hơn nữa, nếu bạn có mối quan hệ với hiệp hội công nghiệp hay phòng thương mại thì bạn có thể đề nghị các tổ chức này đặt đường link trên website của họ liên kết tới domain của công ty bạn. Các đường link từ các site của khách hàng và các tổ chức, bạn ngành sẽ được ưu đãi trong việc tính thứ hạng của website. Để biết xem trang web của bạn đã được liên kết tới các website khác hay chưa, hãy gõ dòng chữ "link:www.tenmiencuaban.com" vào trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Ở trang hiển thị kết quả, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê tất cả các website có đặt đường link tới URL của bạn. Nhiều trang trong số đó có thể là những đường link nội bộ (từ website của bạn), tuy nhiên bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên vì có nhiều website khác cũng có đường liên kết tới website của bạn. Quá trình kiểm tra này về cơ bản bạn nên thường xuyên tiến hành. Nếu như các website được liệt kê có chất lượng cao, bạn nên liên hệ với họ để "trả ơn", và tiếp đến là thiết lập mối quan hệ "hai chiều", trao đổi, thiết lập đường link trên 2 website để tăng thứ hạng của bạn trong lần lướt tiếp theo của "con nhện". 7. Tập trung vào sự trao đổi lẫn nhau Những đường link 2 chiều thường được các search engines đánh giá cao hơn những đường link một chiều, không tương hỗ lẫn nhau. Một điều mà các nhà quản lý cần cân nhắc là khoảng thời gian yêu cầu để liên hệ với các cơ quan tổ chức khác nhau, đặt vấn đề thiết lập mối quan hệ trao đổi lẫn nhau. Ví dụ, có thể mất một vài ngày hoặc một vài tuần mới thiết lập được một mối quan hệ tương tác, và tất nhiên bạn phải gọi nhiều cuộc điện thoại cũng như gửi nhiều bức thư điện tử để liên hệ và trao đổi công việc. Bởi vì có thể hiệu rộng rằng việc thiết lập các đường link qua lại là việc tiêu tốn thời gian và bao hàm một số mức độ của mối quan hệ giữa đôi bên, các search engines định giá trị cao các đường link như vậy hơn là các đường liên kết một chiều thuần tuý. Nếu như bạn không biết rõ về các công ty kinh doanh trực tuyến mà bạn có thể đối thoại, có lẽ bạn nên xem xét bàn luận về vấn đề thanh toán cho dịch vụ trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link. Có một số người coi việc trao đổi đường link là hữu ích nhưng cũng có những đối tượng có suy nghĩ theo chiều ngược lại. Michael Wong của website www.mikes-marketing-tools.com cảnh báo rằng: "Đừng bao giờ sử dụng những đường link từ những website trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link". Theo kinh nghiệm của Wong: "các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link ở một hoặc nhiều website thường có thiên hướng cập nhật thêm số lượng đường link tới các trang và website khác. Trong khi đó, các search engines hàng đầu coi các đường link như vậy là spam, bởi vậy không nên quá chú trọng vào những đường link kiểu như vậy". Glick – một quan chức của trang tìm kiếm AltaVista xác nhận rằng những đường link từ những trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link thường bị coi là spam, và nếu như website sử dụng những đường link như vậy một cách thái quá thì có thể tất cả sẽ bị đánh tụt hậu trong danh sách xếp hạng của AltaVista. 8. Đánh giá quãng thời gian tồn tại Nếu bạn muốn một trang web thông thường được xếp hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm, điều đó có thể được nếu như trang đó được post lên website và tồn tại một quãng thời gian đủ lâu để các search engines có tiếng tăm lọc được và chọn lên hàng đầu. Khối lượng và tính phức tạp của nội dung website đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà các "con nhện" của các search engine có thể phân loại và liệt kê. Vì vậy, một tiêu chí để các search engine đánh giá website là quãng thời gian mà trang tồn tại trong thế giới internet. Những trang tồn tại được 1 năm hoặc hai năm trở nên luôn được top 10 search engine hàng đầu thế giới "tìm thấy", và vì thế những trang web mới được upload cách đây một vài tuần cũng sẽ được hưởng lợi theo. 9. Cập nhật thường xuyên Đối với những kết quả liệt kê bao gồm đoạn thuyết minh mang tính nhân văn về nội dung của website, thường xuyên cập nhật thông tin được mọi người đánh giá cao hơn những website tĩnh, không có sự thay đổi về nội dung. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm sẽ bị vuột mất nếu thuật toán tìm kiếm không tính đến thông tin và ngày cập nhất cuối cùng trong bảng ghi điểm xếp hạng. Bởi vậy, khi cập nhật website của bạn thường xuyên mà quên lưu tâm tới 9 điều khác liệt kê trong bài này thì bạn sẽ lãng phí thời gian, website của bạn sẽ không được tính đến bởi bất kỳ thuật toán tìm kiếm xếp hạng nào. Mặt khác, khi update một trang nên tạo các đường link và chèn thêm các từ khoá để trang của bạn sẽ được cộng dồn giá trị trong việc xếp hạng website. 10. Tạo các url “thân thiện” với các search engine Thông thường các url của các trang web động (dynamic content – trang web có nội dung động được lưu trong CSDL và được quản lý bằng một hệ thống quản trị nội dung) sẽ chứa các ký tự đặc biệt như “?” hoặc “&” trong quá trình website hoạt động. Nhưng tiếc là các trang web động này thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua hoặc xếp vào hạng đợi để đánh chỉ mục (index) rất chậm vì nhiều lý do kỹ thuật. Vậy, cần tạo ra các url trong website mà không chứa các ký tự “?” và “&” để các search engine có thể dò tìm và đánh chỉ mục một cách nhanh chóng. Do đó, một số webmaster đã “làm mẹo” bằng cách tạo các trang web tĩnh theo chủ đề để hạn chế vấn đề này. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang website tĩnh (một trang web "bình thường" không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, webmaster có thể sử dụng các từ khóa quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau. Tuy vậy, đây là cách làm tốn sức và “không thông minh”. Với các thành phần đưa thêm vào máy chủ web, webmaster có thể tạo ra các trang web động mà không chứa các ký tự “?” và “&” thông qua phương pháp được gọi là “viết lại đường dẫn” (url rewrite). Với phương pháp này, các nội dung động vẫn được quản lý và hiển thị một cách nhanh chóng đồng thời lại “thân thiện” với các search engines, và điều đó tạo điều kiện cho các search engines đánh chỉ mục rất sâu vào website, mang đến khả năng website có thể xuất hiện tốt (vì nội dung được đánh chỉ mục nhiều và sớm) tại các kết quả tìm kiếm. |
Xây dựng backlinks thông qua Google Alerts Posted: 30 Jul 2011 05:01 PM PDT Xây dựng backlinks là một việc cần thiết, nhưng trước khi xây dựng, bạn phải đi tìm kiếm các Blog/website có liên quan đến nội dung website của bạn để sang chơi “đặt quan hệ backlink”. Công việc tìm kiếm này nhàm chán với hầu hết các webmasters và lại phải tiến hành sao cho tiết kiệm thời gian, tránh lan man. Sau đây là vài công cụ và mẹo nhỏ khiến việc đó dễ dàng hơn chút ít. Mới đây tôi tình cờ đọc một bài viết thực sự khiến tôi chú ý trên forum SBI của Ken Evoy. Bài viết mô tả một cách cơ bản cách dùng Google Alerts để tạo backlinks. Giờ đây với những ai không quen với Google Alerts thì chắc cần giải thích một chút Google Alerts Đây là một chương trình miễn phí do Google điều hành cho phép bạn cập nhật bất kỳ topic nào đang có trên Web. Bạn lựa”từ khóa” hay “đường dẫn ” và Google sẽ thông báo cho bạn qua email bất cứ khi nào links/nội dung chứa topic bạn đã chọn có mặt tại mọi nơi trên Web. Đó là một cách rất tuyệt để liên tục được thông báo về tên miền hay tên của bạn. Cũng thực sự hoàn hảo để cập nhật thông tin mới nhất về niche* trong thị trường của bạn. Đây cũng là một cách hay để tìm hiểu xem người khác đang nói gì về bạn hoặc website của bạn. Về Domain: Chẳng hạn tôi tạo 1 Alert với từ khóa “Thiết kế website” và yêu cầu nhận email Alert với tần suất 1 tuần/ lần. Cứ đến cuối tuần là Google báo về các site có liên quan đến từ khóa “Thiết kế website” để tôi qua chơi và tham gia các thảo luận tại site đó. Ví dụ về khai thác các site có cùng chủ để như: Nếu bạn có một website về”ô tô cổ” thì bạn nên tạo Google Alert với những từ khóa này. Google sẽ thông báo cho bạn qua email bất cứ khi nào một link/content liên quan tới từ khoá trên xuất hiện trên Web. Là một cách tuyệt vời để cập nhật niche*, nhưng cũng là một nguồn giá trị để kết nối với những đối tác tiềm năng. Rất nhiều trong số những link này là blog cho phép bình luận kèm một link kết nối tới site của bạn. Google Alerts có thể sẽ gửi cho bạn 10-20 link mỗi ngày, điều này tuỳ thuộc liệu từ khoá bạn chọn có thông dụng không. Cứ thử tới những blog/link này và xem liệu bạn có nên để lại lời bình thêm vài thông tin có giá trị liên quan tới chủ đề đang được bàn luận Đừng nên spam Hãy chú ý: Giúp cải thiện website của người khác và phần thưởng họ trao cho bạn sẽ là traffic và một đường link. Nhưng bạn vẫn phải giữ cân bằng mối quan tâm của chính mình! Phải chắc chắn rằng bạn có được từ khoá của mình trong chuỗi ký tự liên kết đó Thị trường từ khoá Trước hết, nếu bạn đã xong việc, từ khoá chính của bạn phải có trong domain name hay url rồi. Một cách nữa là thêm ” từ khoá” +” chỉ dẫn” vào chữ ký của bạn. Chẳng hạn như: Tên, Chỉ Dẫn Ôtô Cổ Của Bạn. Nếu bạn là một chuyên gia trong niche cụ thể, sẽ có nhiều webmaster thân ái chào đón những lời bình và link của bạn thôi. Vì mục đích chính của bạn là traffic, có thể bạn không quan tâm đến người ta sẽ đặt thuộc tính” no follow ” đính kèm với link hay không. Nhưng nếu bạn quan tâm tới điều này, bạn có thể kiểm tra bằng cách copy hoàn toàn mã nguồn của trang đó tới text editor và sau đó tìm kiếm “no follow” rất đơn giản No follow Cũng có một công cụ nhỏ miễn phí khá hay tên là ” Comment Kahuna” đồng tạo bởi Jason Potash. Công cụ này sẽ tìm kiếm blog và thông báo với bạn liệu chúng có attribute ” no follow” không, cũng sẽ cho bạn pagerank của từng bài viết trên blog. Mặc dù No follow ảnh hưởng đến việc xây dựng backlink của bạn, tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc tạo các mối liên kết với các site “nofollow” nếu nó có nội dung liên quan đến website của mình. Nói chung bạn cần đặt link vào hỗn hợp các site liên quan để tăng rank của chính mình. Cũng phải nhớ rằng các công cụ tìm kiếm khác có thể không coi trọng đuôi “no follow” Cũng vậy, tạo trackbacks là một cách nữa để kết nối các thông tin liên quan với nhau. Nhớ rằng một trackback đơn giản là một thông báo thông qua một dấu hiệu chuyền từ site A (site khởi đầu) sang site B (site nhận). Khi đó thì site nhận thường đặt một link nối tới site A thể hiện giá trị của site A, Những lựa chọn kết nối khác Vì chúng ta đang bàn về việc tạo dựng link, một cách hữu hiệu để tạo backlink là dùng Google Search hoặc Google Blog. Giờ đây nếu bạn muốn tìm những blog liên quan tới niche chỉ cần gõ: Giờ nếu bạn muốn tìm link cho phép bình luận, hãy gõ lại lệnh tìm kiếm Google” ôtô cổ” “powered by wordpress" "leave a comment" -"no comments". Hãy nhớ “-” nghĩa là những bài viết không có lời bình sẽ bị loại ra. Nếu bạn quan tâm tới PageRank, số lượng Backlinks, Ranking trên Alexa…. của những bài viết cụ thể bạn có thể down và cài đặt công cụ SEO Quake plugin. Công cụ thuận tiện này có thể đính kèm với trình duyệt của bạn và sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về link đó, hoặc những link bạn đang xem Chú ý: Nếu bạn dùng SEO Quake trên Firefoxthif phải tick vào a Line-through ” nofollow” và ” noindex” link trong Preferences Công cụ thực sự thuận tiện này dùng để tìm những link “nofollow”. Nếu dùng liên từ trong tìm kiếm, Google có thể phân loại tất cả các bài viết blog và cho bạn những bài viết có PR cao nhất hay không? Hay traffic cao nhất? Hay số lượng backlink cao nhất? Bạn càng có nhiều kiến thức thì việc tạo liên kết của bạn càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, tìm những backlink chất lượng có thể là công việc chán ngán nhất với hầu hết các webmaster. Cần thời gian và cần sự kiên nhẫn. Dùng Google Alerts, những link liên quan có cụm từ khóa tương ứng sẽ đến email của bạn mỗi ngày. Hãy sử dụng thông tin này để trợ giúp việc tạo dựng backlink cho riêng bạn trong niche tương ứng. Làm việc này bền bỉ một thời gian thôi, site của bạn sẽ đựoc chú ý và rank cao hơn đấy. |
7 Cách để website của bạn được crawl Posted: 30 Jul 2011 05:00 PM PDT Để đưa thông tin của từng website vào máy chủ của Google, Google phải thu thập thông tin website. Qui trình này gọi là crawl, trang web muốn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, webmaster đăng ký website vào bộ máy tìm kiếm, sau khi được Google chấp nhận thì còn phải chờ từ 1 đến 3 ngày để tiến hành crawl. Crawl thực sự là cả một qui trình bao gồm: duyệt thông tin, chỉ mục thông tin (index), đánh giá từ khóa tìm kiếm (search keywords), tiến hành lưu trữ thông tin trang web (cache)…Và sau khi thực hiện xong quá trình crawl và cache website thì lúc này website mới chính thức hiện diện trong cơ sở dữ liệu tìm kiếm của Google. Sau đây là 7 cách để Website của bạn được crawl 1. Một website có nhiều tên miền khác nhau sẽ tốt hơn nhiều site với nội dung tương tự nhau. Các site có nội dung tương tự sẽ không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm và bị các công cụ tìm kiếm coi như spam. 2. Nếu bạn có vài website độc lập, hãy chắc chắn rằng mỗi site phục vụ một đối tượng khán giả khác nhau và có nội dung duy nhất với các tên miền hay tên miền con khác nhau. 3. Các công cụ tìm kiếm cần có khả năng đi theo những mối liên kết bên trong. Để làm được điều đó, bạn nên sử dụng tags, text links, image links, and và các menu CSS. Các công cụ tìm kiếm sẽ khó crawl với những menu JavaScript, pop-up, những menu drop-down, và các thanh công cụ Flash. 4. Chọn các từ khóa đặc biệt liên quan đến nội dung website của bạn. Hãy đặt mình vào địa vị của những người truy cập và tự hỏi: Nếu mình muốn tìm cái gì đó trên website này thì mình sẽ search theo từ khoá nào? 5. Đăng kí từ khoá của bạn với các dịch vụ có phí và các dịch vụ miễn phí, như Keyword Discovery, Wordtracker… 6. Kiểm tra tính cạnh tranh từ khóa bằng các công cụ phân tích từ khóa. Bạn cần có cái nhìn đúng đắn về quy mô doanh nghiệp của bạn. Trong vấn đề này, kích thước đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn sở hữu một nhãn hiệu nổi tiếng, bạn có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với một công ty nhỏ mới mở. Hãy biết “sân chơi” nào dành cho bạn. Hãy đặt tất cả các từ khoá của bạn vào tiêu đề website và kiểm tra tính cạnh tranh bằng việc kiểm tra lượng truy cập của các đối thủ cạnh tranh. 7. Khi bạn đã đăng kí từ khoá và kiểm tra tính cạnh tranh, hãy sử dụng các từ khoá đó trong các đoạn văn bản tĩnh, tag, image, tiêu đề, nội dung website, meta description và meta tags. Nói chung, hãy bám sát và sử dụng các từ khoá ở bất cứ chỗ nào có thể. |
You are subscribed to email updates from Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |