Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu |
- Thuật toán mới Google hại doanh nghiệp SEO
- Google thông minh hay ngu dốt
- Để được đứng đầu trong danh sách tìm kiếm
- Lý do thất bại của hoạt động trên Internet
- Giới thiệu về Search Engine
- Tránh Supplemental Result cho website
Thuật toán mới Google hại doanh nghiệp SEO Posted: 06 Aug 2011 10:11 AM PDT Mới đây, Google tuyên bố đã áp dụng thuật toán mới cho cỗ máy tìm kiếm của mình để danh sách kết quả "công bằng" hơn, với những website có nội dung "gốc," chất lượng sẽ được xếp lên trên, đồng thời trang web nào chất lượng "thấp," có nội dung sao chép thì sẽ bị thẳng tay "giáng" xuống dưới. Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động SEO (áp dụng mẹo để nâng cao thứ hạng trong bảng tìm kiếm Google) bị khốn đốn, và công ty Mahalo là một trong những đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả không nhỏ đó. Trong email gửi tới nhân viên của mình, nhà sáng lập Mahalo, Jason Calacanis bày tỏ: "Sự thay đổi của Google đã dẫn tới những sụt giảm nghiêm trọng trong lưu lượng dịch vụ cũng như nguồn thu nhập của chúng ta. Sau khi đầu tư hàng triệu USD vào các dự án tạo nội dung rất chuyên nghiệp, thì thuật toán mới đã khiến cho mọi thứ trở nên lệch hướng." Đi kèm với thông báo "buồn" này là quyết định cắt giảm 10% nhân sự của Mahalo, đồng thời họ cũng tạm dừng việc tạo các nội dung tự do khác vốn để phục vụ cho công việc SEO của mình. Lúc đầu, Mahalo được tạo ra như một cỗ máy tìm kiếm để cạnh tranh trực tiếp với Google. Sau đó, hãng này chuyển hướng hoạt động sang việc "tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm" (SEO), với những dự án bị coi là "spam" như việc tạo ra hàng trăm trang có chủ đề tương tự nhau, nhằm "nâng điểm" cho các từ khóa hay các khách hàng. Song hoạt động này đã "hết thời" khi Google tuyên bố áp dụng những thay đổi mới cho thuật toán tìm kiếm của họ. Vấn đề đang tranh cãi hiện nay là làm sao để các nhà làm website có thể phân biệt được đánh giá của Google, thế nào là nội dung "chất lượng thấp," và thế nào là những nội dung tốt mà vẫn đáp ứng được yêu cầu "thu hút" cỗ máy tìm kiếm hướng vào trang của mình. |
Posted: 06 Aug 2011 09:30 AM PDT Tôi hỏi 100 người thì cả 100 người đều nói Google thật là thông minh. Đúng thế thật, Google ngày càng thông minh, càng đông người sử dụng, Google càng thông minh hơn. Vậy đối với "dân làm SEO" thì Google có thông minh không? Hình như câu trả lời là Không! Nếu Google thông minh thì lẽ ra tôi nói 1, Google phải hiểu 2,3 nhưng ngược lại, đa phần "dân làm SEO" nói 2,3 Google chỉ hiểu có 1, nhiều lúc còn chả hiểu gì. Lạ thế. Vậy là Google ngu dốt. Không những ngu dốt, Google còn là kẻ xu thời, luôn chạy theo đám đông, nhiều người bảo đúng thì Google cũng bảo là đúng. Có những thứ đúng rành rành ra đấy mà lắm thằng bảo sai, Google cũng phụ họa theo là sai. Bực thật. Khổ một nỗi, Google lại là kẻ quyền thế, ai ai cũng muốn làm thân, để rồi còn nhờ vả nữa chứ. Thế mới phát sinh ra cái trò SEO/SEM. Không biết tôi có nhầm không, hình như đa phần "dân làm SEO" đều xuất phát từ "i tờ", mà đã là dân "i tờ pờ rồ" thì phải nói ít hiểu nhiều, tôi chả thấy ông "i tờ" nào lại nghĩ đến việc làm cho người khác hiểu mình vì đa phần các ông ấy cho rằng "mọi người phải tự hiểu", hạ cố lắm các ông ấy mới giải thích tí ti theo kiểu nói 1 hiểu 10. Vậy mà các ông ấy đi làm SEO. Thật là buồn cười. Vậy nếu không phải dân "i tờ" làm SEO thì ai sẽ làm SEO đây? Để vài hôm nữa hứng chí tôi sẽ viết Tùy bút 2: Ai là người làm SEO? |
Để được đứng đầu trong danh sách tìm kiếm Posted: 06 Aug 2011 09:06 AM PDT Để tìm địa chỉ web trên Internet, người ta thường sử dụng công cụ tìm kiếm. Lẽ đương nhiên ai cũng muốn trang web của mình lọt vào những trang đầu danh sách kết quả tìm kiếm. Kỹ thuật nào có thể giúp đạt được điều ấy? Khi Internet bắt đầu thâm nhập mạnh vào thương trường thì các doanh nghiệp cũng lần lượt cho ra đời những website của mình. Song chỉ cần lướt qua các công cụ tìm kiếm lớn với một số từ khóa cụ thể nào đó, cũng có thể nhận ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất hiếm khi được lọt vào những trang đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm. Chính điều này đã cản trở rất nhiều khả năng kinh doanh từ mạng của doanh nghiệp. Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có hơn 70% khách truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để lấy thông tin, tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ. Các chuyên gia của Công ty Bancorp Piper Jaffray ước tính đến năm 2007, công nghệ tìm kiếm trên Internet sẽ đem lại doanh thu khoảng bảy tỷ đô la Mỹ. Chính vì vậy, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm đang là xu hướng ở các doanh nghiệp quan tâm đến việc khai thác tiềm năng kinh doanh qua mạng. Ở Việt Nam, có doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc ứng dụng công cụ tìm kiếm vào kinh doanh, nhưng cũng có những doanh nghiệp quan tâm lại không biết phải làm thế nào để được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Rõ ràng đây là con đường nhanh chóng và hiệu quả để khách hàng có thể tiếp cận doanh nghiệp, song làm thế nào để có được vị trí như mong muốn lại không đơn giản. Lập danh sách từ khóa Bước đầu tiên để có mặt trên công cụ tìm kiếm là bạn phải lập một danh sách các từ khóa đặc trưng cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn mà khách hàng thường sử dụng nhất, rồi sau đó đăng ký vào các công cụ tìm kiếm. Một sai lầm thường gặp ở các doanh nghiệp là họ chia nhỏ từ khóa của mình ra quá chi tiết, quá cụ thể ngay từ đầu hoặc chỉ sử dụng những từ khóa quá thông dụng. Với những từ khóa thông dụng, bạn rất khó chen chân với các đại gia giàu kinh nghiệm và không tiếc tiền của để được xếp ở những thứ hạng đầu. Việc lập danh sách từ khóa hoàn toàn không đơn giản, bạn không chỉ đóng vai trò của một doanh nghiệp mà còn phải sắm vai khách truy cập đang tìm kiếm sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo bạn bè, người thân vì những người ngoài cuộc thường lại sáng suốt hơn, hoặc bạn cũng có thể nghiên cứu cách xây dựng từ khóa từ những công ty hoạt động tương tự như mình. Hãy liệt kê tất cả các phương án từ khóa mà khách hàng có thể sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, không chỉ bao gồm những từ ngắn gọn, chung chung mà cả những cụm từ chi tiết. Nhiều doanh nghiệp khôn ngoan thậm chí còn sử dụng cả những từ sai chính tả thường gặp và các từ ở cả hình thức số ít lẫn số nhiều. Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm Việc sử dụng các phần mềm để đăng ký tự động vào hàng loạt công cụ tìm kiếm thường ít khi mang lại hiệu quả mong đợi. Mỗi công cụ tìm kiếm có một tiêu chí xếp hạng khác nhau, do đó tốt hơn cả là bạn nên đăng ký thủ công. Nhiều doanh nghiệp do sợ áp lực cạnh tranh ở những công cụ tìm kiếm lớn nên đã đăng ký vào những công cụ tìm kiếm ít tên tuổi. Trên thực tế, với phương pháp này bạn chẳng kiếm được bao nhiêu lượt truy cập mà có khi còn bị tống hàng trăm thư rác mỗi ngày. Chính vì vậy, đăng ký vào các công cụ tìm kiếm lớn vẫn là phương án được ưa chuộng. Hiện tại có hàng nghìn công cụ tìm kiếm khác nhau trên mạng, nhưng thông dụng nhất hiện nay là Yahoo, Google, Excite, Alta Vista, MSN, Fast, AOL, HotBot, iWon. Một điểm nữa cần lưu ý là chỉ nên đăng ký vào công cụ tìm kiếm khi website đã hoàn thiện bởi vì máy sẽ tự động kiểm tra trang web ngay tức thì. Nếu website của bạn không được hoàn chỉnh hoặc thậm chí còn chưa được đưa lên mạng, máy sẽ có những thông số không tốt về website. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Đây chính là điểm mà phần lớn các doanh nghiệp bỏ qua và vì thế không có được thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Việc đăng ký chỉ có ý nghĩa khi website của bạn được liệt kê trong trang đầu tiên, cùng lắm là đến trang thứ 3. Những trang sau nữa rất ít khi được truy cập. Một nhà thiết kế website chuyên nghiệp khi xây dựng website phải luôn chú trọng điều này và tư vấn cặn kẽ cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chuộng kiểu thiết kế với trang chủ hoàn toàn bằng hình ảnh động. Trên thực tế những website kiểu này tuy sống động, đẹp mắt song hiệu qủa thường không cao do các công cụ tìm kiếm thường chỉ phân tích và phân loại các trang web viết bằng ngôn ngữ HTML thông thường, và vì vậy không dò được nội dung trang chủ. Khách truy cập cũng thường không đủ kiên nhẫn vào tiếp những trang trong khi họ chưa thấy xuất hiện ngay thứ họ cần. Nên hạn chế dùng khung ở trang chủ, vì trang web sử dụng khung khi ở dạng HTML sẽ chỉ có một vài dòng đơn giản, không đủ thông tin cho công cụ tìm kiếm. Một website chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi chứng minh được tính hiệu quả của nó. Nhiều doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tư tưởng nhồi nhét thật nhiều thứ vào website của mình cho bõ công thiết kế. Nếu nội dung trang web quá lan man và bao gồm nhiều sản phẩm không liên quan thì công cụ tìm kiếm rất khó xác định trang web này viết về cái gì. Ngoài ra, một mẹo vặt của các chủ trang web thường gây phản tác dụng là cố nhồi nhét nhiều từ khóa trên một trang để công cụ tìm kiếm dễ nhận dạng. Thực ra khi một công cụ tìm kiếm đọc được hàng trăm từ khóa khác nhau trên một trang sẽ rất khó phân định và dĩ nhiên trang đó sẽ không được xếp ở vị trí cao với bất cứ từ khóa nào. Một số công cụ tìm kiếm như Google lại đánh giá cao những website liên kết với nhiều website lớn khác. Do đó, nếu có thể, hãy phát triển liên kết với các website khác. Đồng thời, nên trau chuốt cho website của mình do các danh bạ thường đánh giá website dựa theo tính hữu dụng và tạo được cảm giác tốt. Công cụ tìm kiếm là một con đường khá nhanh và hiệu quả để khách hàng mọi nơi có thể biết đến doanh nghiệp. Song cũng cần nhớ một điều là phải biết kiên nhẫn vì đăng nhập vào các công cụ tìm kiếm cũng khó có kết quả ngay được, thường phải mất đến 8 tuần thì website của bạn mới được đưa vào danh bạ. |
Lý do thất bại của hoạt động trên Internet Posted: 06 Aug 2011 09:03 AM PDT Để có thể đứng vững và thành công trên “mảnh đất” Internet màu mỡ, các công ty mới thành lập cần tránh bắt chước ý tưởng một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Ngại cạnh tranh hay cả tin… đều là những sai lầm trong kinh doanh trực tuyến. Ngại cạnh tranh Không ít chủ sở hữu website đưa ra ý tưởng vụn vặt hoặc khó hiểu với hy vọng không ai làm giống họ. Nhưng trong trường hợp đó là sáng kiến hay, họ sẽ phải chấp nhận thực tế rằng sớm muộn cũng có người thực hiện điều tương tự. Bắt chước Một số khác thất bại vì lặp lại mô hình kinh doanh nổi tiếng nào đó. Chẳng hạn, nhiều người hăm hở xây dựng website 1 triệu USD như của Alex Tew nhưng đều không thể mời chào được quảng cáo. Thiếu linh động Các công ty mới thành lập lo ngại việc điều chỉnh kế hoạch sẽ khiến họ đi trệch khỏi định hướng ban đầu. Nhưng họ cũng cần nhớ rằng “khả năng thích nghi luôn là điểm nhấn cho thành công của mỗi doanh nghiệp”. Tiền nào của nấy Chuyên gia phát triển website giỏi sẽ tạo ra các sản phẩm tốt. Thuê nhân công giá rẻ cũng là một “bí quyết” giúp bạn nhanh chóng thất bại. Thiếu chuyên môn Ai cũng có thể tự nhận là một chuyên gia và các công ty thường thiếu thông tin cần thiết để đánh giá khả năng của người đó. Vì thế, họ nên tham khảo ý kiến của ít nhất ba người khác nhau trước khi quyết định một vấn đề. Bỏ qua người sử dụng Đây là sai lầm phổ biến của các công ty hoạt động trên web. Họ xây dựng website nhưng không đứng ở vị trí của người sử dụng. Họ háo hức hiện thực hóa những ý tưởng trong đầu mà không nhận ra chúng có thực sự cần thiết hay không. Phát hành bản thử nghiệm là cách tốt nhất để nâng cao khả năng tương tác với người dùng. Chi quá đà Nhiều người thất bại vì rót tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ, họ đầu tư hẳn một máy chủ IBM Xeon chuyên dụng trong khi thuê hosting giá 20 USD cũng là quá đủ. Cả tin Do thiếu kinh nghiệm, không ít người tin tưởng cả những thư rác bày kế “làm giàu không khó” hoặc tuyên bố có thông tin mật của đối thủ. Trên thực tế, Internet là phương tiện tuyệt vời cho những kẻ lừa đảo và viễn cảnh phất lên nhanh chóng thực ra lại đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Thiếu lòng nhiệt huyết Ai cũng có sai lầm, nhưng sai lầm lớn nhất là họ không chịu cố gắng và thất bại sẽ sớm đến với những ai làm việc nửa vời. |
Posted: 06 Aug 2011 08:57 AM PDT Khi nói tới Search Engine, ta thường nghĩ ngay đến các dịch vụ nổi tiếng như Google Search, Yahoo! Search hay MSN Search, v.v…Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm trong một website cụ thể cũng được coi là Search Engine. Internet chứa hầu như tất cả những thông tin liên quan tới mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách trong cuộc sống. Nhưng nó rất rộng, rộng đến mức gần như không ai có thể kiểm soát được. Diện mạo của Internet lại thay đổi quá nhanh chóng và mạnh mẽ. Hạt nhân của Internet là Word Wide Web, với số lượng lên tới hàng chục tỉ trang, được lưu trữ trong hàng triệu máy chủ đặt khắp nơi trên toàn thế giới. Có thể ví Internet như một biển dữ liệu khổng lồ, với muôn vàn những viên ngọc quí nằm giữa các hạt sạn. Trong đời sống hàng ngày, nhu cầu tìm kiếm thông tin đóng vai trò vô cùng to lớn, và một trong những vấn đề bức thiết nhất của công nghệ hiện nay là làm sao “đãi cát tìm vàng”, khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lí, đem lại lợi ích tốt nhất cho con người. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet quả thật là một thách thức lớn lao. Nó không giống như việc bới các hạt đỗ đen nằm lẫn lộn trong thùng gạo, bởi dữ liệu trên mạng Internet do con người đưa vào, chúng cũng có cấu trúc và tổ chức xác định (mặc dù thiếu tính nhất quán), trong khi đó thì các hạt đỗ đen lại nằm rải rác và lộn xộn, không có một vị trí hay qui luật nào. Tuy nhiên, bài toán tìm kiếm khó hơn bài toán nhặt đỗ đen rất nhiều. Muốn tìm tất cả các hạt đỗ đen, bạn đơn giản chỉ cần thiết kế một cái sàng hình cầu đủ lớn để có thể đổ cả thùng gạo vào đó, với những chiếc lỗ có kích thước phù hợp sao cho hạt gạo chui lọt còn hạt đỗ đen thì không, và quay đủ số vòng để tất cả các hạt gạo đều có cơ hội bay ra ngoài. Việc tìm kiếm thông tin trên Internet lại hoàn toàn khác. Có tới hàng chục tỉ trang Web tràn ngập trên mạng Internet (gấp nhiều lần số hạt gạo trong thùng), và vấn đề là làm sao đưa ra những gì ta muốn thu thập sao cho đồng thời thỏa mãn hai tiêu chí: Chính xác và nhanh chóng. Hơn thế nữa, người dùng cũng không đủ kiên nhẫn để ngồi duyệt qua tất cả các trang web chứa thông tin cần tìm (anh ta cũng không nhất thiết phải đếm từng hạt đỗ đen, tuy nhiên nếu xét trên tiêu chí dinh dưỡng thì đa phần những hạt đỗ đen đều giống nhau, do đó hạt nào cho vào nồi trước cũng không quan trọng). Trên thực tế, người dùng hiếm khi vào quá mười trang web kết quả, và vì thế, một yêu cầu khó khăn nữa cần giải quyết, đó là: những gì phù hợp nhất phải được đặt lên hàng đầu. Trước đây, người ta thường chia dữ liệu cần lưu trữ làm nhiều mục, đến lượt các mục con này lại được chia nhỏ hơn. Người dùng tìm kiếm thông tin thông qua việc duyệt qua liên kết giữa các mục. Tuy nhiên, những chủ đề được nêu trong Internet đã rộng lớn đến nỗi sự phân chia này trở nên cực kì cồng kềnh và bất tiện. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng Search Engine để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Đối với mỗi Search Engine (Google, Yahoo, MSN, v.v…), người dùng truy vấn tìm kiếm (hay nói đơn giản hơn là nhập vào một số từ khóa liên quan đến chủ đề cần tìm), và nhận được một danh sách các trang kết quả (thông thường là những trang web chứa các từ khóa cần tìm kiếm), được sắp xếp theo một tiêu chí nào đó. Những tiêu chí này đều nhằm mục đích “đưa ra kết quả phù hợp nhất với yêu cầu tìm kiếm”. Trong bài này ta sẽ nghiên cứu về các Search Engine. Bài viết là một phần trong loạt bài có tựa đề: “Giới thiệu về hệ thống Google”. Mục đích của tôi nhằm: - Nêu lên cấu trúc tổng quan của một Search Engine. Ban đầu, tôi chỉ định nêu ra các tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng cũng như nói sơ qua về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Search Engine. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi đã thay đổi ý định, vì những lí do sau: - Những kiến thức liên quan tới Search Engine rất rộng và tổng hợp, bao gồm thuật toán, cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các hệ thống phân tán, tính toán song song, tổ chức file, data mining,v.v… cũng như những vấn đề có liên quan tới toán học. Do đó, việc tìm hiểu Search Engine sẽ hứa hẹn rất nhiều điều thú vị, nếu chỉ đề cập sơ sài, ta sẽ bỏ qua một chủ đề hấp dẫn. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau kiểm tra cũng như cập nhật vốn kiến thức của mình. Vì những lí do trên, tôi sẽ trình bày bài viết theo tư tưởng như sau: - Phần một sẽ đưa ra cái nhìn chung về Search Engine. Bạn đọc không có đủ thời gian cũng như không muốn đi quá sâu vào chi tiết cũng có thể hiểu cấu trúc tổng quan nhất của một Search Engine. Những thông tin trình bày ở đây là đủ để bạn có thể chuyển sang phần sau của loạt bài viết: “Tìm hiểu về hệ thống Google”. - Từ phần hai trở đi, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các thành phần của một Internet Search Engine. Nội dung những phần này vừa nhằm mục đích nghiên cứu kĩ lưỡng từng bộ phận cấu thành một Search Engine, vừa đưa ra những gợi ý liên quan đến cài đặt, tạo tiền đề cho việc tự viết một Search Engine sau này. Khi nói tới Search Engine, ta thường nghĩ ngay đến các dịch vụ nổi tiếng như Google Search, Yahoo! Search hay MSN Search, v.v…Tuy nhiên, bộ phận Tìm kiếm trong một website cụ thể cũng được coi là Search Engine. Xét về mặt bản chất, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hay trên website nào đó đều là tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu có sẵn. Mặc dù vậy, việc thực hiện trên Internet khó hơn rất nhiều bởi miền tìm kiếm là vô cùng lớn. Trong loạt bài viết này, ta sẽ dùng thuật ngữ Search Engine để chỉ công cụ tìm kiếm trên mạng Internet nhằm tránh những hiểu lầm về sau. |
Tránh Supplemental Result cho website Posted: 06 Aug 2011 08:53 AM PDT Tránh Supplemental Result cho website của bạn? Như ở những bài viết trước, chúng ta nói đến "Duplicate Content" thì ở bài viết lần này chúng ta sẽ đề cập đến "Supplemental Result". Phải nói rằng "Duplicate Content" và "Supplemental Result" là 2 vấn đề làm đau đầu những người làm công việc quảng bá trực tuyến nhiều nhất. Đó cũng là mối lo của chính mình trước khi viết bài viết này. "Supplemental Result" là vấn đề chỉ có ở Google và ở Google Việt Nam nó được dịch thành "Kết quả tương tự". Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này. Trước hết, chúng ta cần thấy "Supplemental Result" là ra sao? Để biết rằng site bạn có gặp phải vấn đề với "Supplemental Result" hay không bạn có thể sử dụng đoạn mã sau: www.google.co.uk/search?q=site%3Awww.domain.com+***+-view& Ở đây bạn sẽ có số trang trên website của bạn gặp phải vấn đề đó. Thay domain.com bằng địa chỉ website của bạn. Nếu bạn chưa tránh được vấn đề với "Duplicate Content" thì bạn cần thêm www.domain.com và tổng số trang của 2 lần tìm kiếm đó mới là con số chính xác nhất. Ở đây, ta thấy thêm 1 vấn đề nữa với "Duplicate Content" là "những cố gắng của bạn sẽ chỉ đạt được một nửa, nhưng những vấn đề thì lại được nhân đôi". Con số trả lại từ đoạn mã tìm kiếm trên sẽ cho thấy kết quả của quá trình tối ưu hóa website của bạn. Vậy, câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu % trang trong website gặp phải vấn đề "Supplemental Result" thì chấp nhận được. Theo như mình tìm hiểu thì không có website nào tránh được hoàn toàn vấn đề này. Nhưng một điều chắc chắn nhất gửi đến bạn là nếu bạn muốn đạt được kết quả cao nhất trông việc quảng bá website, hãy hạn chế thấp nhất số trang gặp phải "Supplemental Result". Thực tế, "Supplemental Result" là gì? Đi tìm hiểu để tìm ra câu trả lời cho mình khi biết trang web của mình gặp vấn đề trên. Và có lẽ, những gì mà mình tìm thấy chắc cũng đủ để hài lòng bạn, những người đang đọc bài viết này và quan tâm đến vấn đề trên. Nơi đầu tiên mình đến là… chính Google để tìm hiểu về "Supplemental Result" sau đó là những trang web chuyên về SEO. Theo Google, "Supplemental Result" chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến PageRank của bạn. Nhưng khi quảng bá website PageRank không phải là yếu tố duy nhất tác động đến hiệu quả của công việc. Và ở các trang web chuyên về SEO, câu trả lời cho vấn đề trên có rất nhiều, sở dĩ có chuyện đó vì mỗi trang có một quan điểm khác nhau và hầu hết đều cho rằng nó không tốt một chút nào với công việc quảng bá website trên các trang tìm kiếm. Cụ thể ở đây là vị trí của bạn ở kết quả tìm kiếm của từ khóa mà bạn hướng đến. Ở đây mình xin cung cấp một số thông tin thêm mà mình tìm thấy để bạn hiểu thêm về "Supplemental Result": - Supplemental index là nơi đánh dấu những trang web có độ tin tưởng thấp Tuy nhiên, câu trả lời mà mình thấy hợp lí nhất là: Supplemental index là những trang web được Google đánh dấu khi chưa có mục đích sử dụng trang web đó và độ tin tưởng vào nội dung trang web đó khá thấp Nguyên nhân khiến trang web của bạn gặp vấn đề "Supplemental Result" Những trang gặp vấn đề "Supplemental Result" thường là những trang web có ít thông tin hoặc lặp lại thông tin của trang web khác trên cùng một website. Những trang web này gần như không có bất kì liên kết nào từ các trang web khác. Vậy làm sao để tránh "Supplemental Result" Như nguyên nhân ở trên, có 2 cách giải quyết. Cách thứ nhất và đơn giản nhất, đó là nói với Google "hãy tránh xa trang web này ra". Rất đơn giả, chỉ cần thêm một dòng lệnh meta hoặc thêm vào file robots.txt vài dòng code để ngăn Google không viếng thăm trang web đó. User-agent: * Cách thứ hai là hãy làm cho trang web đó trở nên giàu thông tin, tăng độ tin tưởng của Google và đặc biệt là hữu ích với người dùng hơn. Một số phương pháp sau có thể giúp bạn: Với bài viết trên hi vọng bạn đã có đủ những thông tin mình cần để tránh khỏi vấn đề với Supplemental Result. Những kiến thức của tác giá có thể không đúng hoàn toàn và có thể có những chỗ sai. Bạn có thể đóng góp bằng cách gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ: toan@ticsoft.com .Rất vui khi nhận được ghóp ý của các bạn. |
You are subscribed to email updates from Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
I have read this post and if I could I desire to suggest you some interesting things or suggestions website hosting service provider
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóanice information and stuff
Trả lờiXóa15000 mAH Power Bank