Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Link to Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google

Backlink bao nhiêu thì đủ cho PR?

Posted: 30 Jun 2011 11:13 AM PDT

Google Pagerank (viết tắt là PR) là một trong những chỉ tiêu đầu tiên về tính phổ biến của một website. Thực tế, nhiều công ty hay mạng quảng cáo sử dụng PR như một giá trị ngầm để quyết định tiếp nhận quảng cáo hay không chấp nhận quảng cáo của một website khách trên website họ. Cũng vì những lý do này, các blogger, webmaster cố gắng duy trì nâng cấp PR của họ.

Cần bao nhiêu Backlink cho một website?

Một thực tế dễ nhận thấy là những website có nhiều backlinks từ các website khác sẽ có thứ hạng cao hơn những website có ít backlink hơn trừ trường hợp các website có ít backlinks nhưng những backlinks đó được liên kết từ các website có backlink tốt. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về số backlinks cần thiết cho một website.

Bảng dữ liệu bên dưới được đánh số dữ liệu từ 1 đến 10 tương ứng với số điểm PR đạt được. Trục ngang cho thấy số lượng backlinks bạn cần phải có để đạt được số điểm PR tương ứng. Số lượng PR sẽ giảm bớt dần nếu backlinks xuất phát từ các trang có PageRank đặc biệt cao. Chẳng hạn, website của bạn muốn có điểm PR là 5, bạn cần phải có 3 backlinks từ các trang có PR là 6 hoặc là 101 backlinks từ các trang có PR 3.

Những số liên kết trên sẽ giải thích được sức mạnh từ các website có PR cao. Thực chất nếu bạn có một website có PR tốt, bạn có thể bán những backlinks của mình cho những website có thứ hạng thấp hơn và mong muốn nhận được backlink từ bạn để cải thiện thứ hạng.

Số liên xếp hạng của PR được thực hiện bởi Google khoảng 3,4 lần trong một năm – là giá trị được tính toán từ 0 đến 10. Nhưng nội tại Google được tính toán dựa trên cơ sở thời gian thực để xếp hạng kết quả tìm kiếm. Và tại đây, thứ hạng của các website không phải là một số nguyên từ 0 đến 10.

Tuy nhiên, nếu bạn có những trang nội dung tốt, thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm thì cho dù điểm PR của bạn thực sự thấp hoặc tệ hơn – bằng 0 thì bạn vẫn có cơ hội được đứng ở những vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Cascading Style Sheets, HTML SEO Web

Posted: 30 Jun 2011 08:26 AM PDT

Cascading Style Sheets (viết tắt là CSS) được sử dụng rộng rãi, CSS có khả năng cho phép thiết thế nhanh, tuân thủ chuẩn HTML, dễ dàng tùy biến và thay đổi trình nhanh chóng việc dàn trang Web. Ngoài ra CSS còn biết đến với nhiều khả năng khác : CSS có thể mang lại nhiều lợi thế trong quảng bá website, tối ưu hóa cho máy tìm kiếm SEO và SEM. Có thể tóm lược vài lợi thế như sau:

- Chuyển dời các nội dung quan trọng, đặt biệt là các phần chứa văn bản mà bạn muốn đứng thứ hạng cao, trên các phần nội dung liên quan khác. Bạn muốn đặt những phần nội dung quan trọng này tại đầu trang, trong phần code HTML. Đây có lẽ là điểm quan trọng nhất của việc ứng dụng CSS trong quảng bá web. Nó sẽ có nhiều ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng trang Web của bạn.

- CSS còn cho phép bạn giảm dung lượng trang, điều này đồng nghĩa giảm lệ code-nội dung (code-to-content ratio). Khi trang Web được viết, trình bày sạch sẽ thì nó sẽ giúp cho các máy tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng hơn và nhanh hơn nội dung trang Web của bạn.

- Sử dụng các thẻ chuẩn của HTML, như h1, h2, h3… sẽ giúp cho máy tìm kiếm nhận dạng dẽ dàng các nội dung quan trọng trong trang, thay vì các thẻ định dạng thẻ font.

- Sử dụng các thẻ HTML chuẩn như thẻ ul, ol, a để tạo các mục menu bao gồm các đường dẫn chuẩn tới các thành phần quan trọng khác của trang. Việc này giúp các đường dẫn trên dễ dàng được nhận diện hơn bởi máy tìm kiếm. Nó giúp việc đánh chỉ số các thư mục nằm sâu trang chủ được hiệu quả hơn. Ngoài những lợi ích trực tiếp kể trên, CSS còn mang lại nhiều lợi thế khác trong việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và các chiến dịch quảng bá khác.

- Việc tách rời nội dung và phần trình bày (dàn trang), bạn có thể dễ dàng tùy biến giữa nội dung, trình bày, thử nghiệm nhanh để tìm ra giải pháp tốt nhất.

- Webmaster sẽ mất ít thời gian hơn để bào trì và nâng cấp các tài nguyên trên trang. Điều này giải phóng cho bạn thời gian để tập trung vào xây dựng nội dung mới và các chiến thuật quảng bá, quảng cáo website. Mục đích của bài viết này là nhằm đưa ra những lợi thế phổ biến nhất của CSS, sau đó phần hướng dẫn sẽ giúp bạn áp dụng những ưu thế kỹ thuật này vào trong trang Web của bạn.

Dàn trang với CSS

Với CSS, bạn có thể di chuyển các thành phần nội dung quan trọng nhất (phù hợp với máy tìm kiếm) lên đầu trang HTML trong phần code. Di chuyển phần nội dung duy nhất (unique text để phân biệt với duplicate content) này cũng như những đường dẫn quan trọng khác lên đầu trang code sẽ giúp bọ tìm kiếm tìm thấy thông tin đó nhanh chóng và dễ dàng.

Các máy tìm kiếm thường coi trọng các phần nội dung văn bản được tìm thấy trong phần trên cùng của tệp tin mã nguồn hơn là các phần còn đâu đó hoặc ở cuối cùng tệp tin. Vì thế, nếu bạn có 2000 dòng trong tệp tin mã nguồn mà nội dung của văn bản quan trọng bạn muốn đề cập lại nằm ở tận dòng thứ 1400 thì liệu bạn có thể đoán được đâu là nội dung quan trọng của tài liệu này không ?. Máy tìm kiếm cũng như chúng ta thôi, thông qua những người quản trị mạng, nó sẽ đoán xem chúng ta coi đâu là phần quan trọng nhất của văn bản.

Kỹ thuật cơ bản nhất là chia nhỏ mã nguồn HTML ra làm nhiều phần nhỏ mà vị trí của chúng được xác định một cách độc lập trong tệp tin định dạng văn bản. Thành phần HTML thông dụng hay được dùng nhất là thẻ DIV. Sau đây là một vài ví dụ về cách sử dụng kỹ thuật này.

Bài toán

Phần sơ đồ di chuyển (navigation menu) cần phải được hiển thị trước khi nội dung đơn của trang nhưng chúng ta lại muốn tối ưu trang cho các máy tìm tiếm. Để làm được việc đó, bạn phải di rời phần menu của mã HTML tương ứng về đâu đó phía cuối mã nguồn của trang để nội dung đơn được xuất hiện trên cùng.

Giải pháp

Đánh dấu phần sơ đồ di chuyển và nội dung với thẻ DIV, sau đó sử dụng CSS để xác định chúng một cách độc lập. Sau đây là mã nguồn của ví dụ đơn giản trên.

Ví dụ: CSS trên sẽ hiển thị navigation menu phía tay trái của nội dung chính. Nó có vẻ được hiển thị trên phần nội dung chính như thực chất lại nằm sau nội dung chính trong tệp tin mã nguồn. Chúng ta cùng một lúc thực hiện được hai mục đích : Tối ưu hóa trang cho máy tìm kiếm bởi di chuyển nội dung đơn lên trên cùng trong khi tiết kiệm được thời gian cho việc dàn trang.

Tối ưu trang Web cho chỉ số hóa

Khi xem lại ví dụ code ở phần trên, bạn sẽ thấy cac thành phần của navigation menu được tạo bởi các thẻ chuẩn HTML như danh sách (thẻ UL) và siêu liên kết (thẻ a) . Các thẻ chuẩn trên giúp cho đường dẫn trên dễ dàng được tìm thấy bởi các bọ tìm kiếm. Và đương nhiên trang Web sẽ được chỉ số hóa dễ dàng hơn. Ngược lại các liên kết nằm trong javascript hay các mã khác HTML sẽ không được hoặc khó tìm thấy bởi bọ tìm kiếm, điều này làm giảm khả năng được đánh chỉ số trang Web của bạn.

Nếu như bạn không có ý định xây dựng menu chuẩn với CSS thì phần code trên có thể giúp bạn làm một menu đơn giản. CSS có thể giúp bạn làm rất nhiều thành phần quan trọng của Website thay vì dùng javascript. Lấy lại ví dụ phần trên, giờ chúng ta sẽ xây dựng lại đường dẫn navigation menu với hiệu ứng "rollever" CSS.

Dàn trang phần nội dung với CSS

Khi sử dụng CSS thì bạn còn có thể trình bày nội dung đúng với ngữ nghĩa (semantic) của nó (Ví dụ các thẻ chỉ định nghĩa và mức độ quan trọng của đoạn văn bản), nhưng bạn lại vẫn có thể tùy ý hiển thị trang theo thiết kế.

Ví dụ:

Đặt vấn đề: Người thiết kế trang Web của bạn sủ dụng  thẻ font để định dạng các tiêu đề, người trong nhóm lập trình lại dùng font này và các thẻ in đậm để điền các nội dung khác. Một lần nữa bạn lại nhận ra rằng máy tìm kiếm đọc tài liệu một cách hơi khác so với người dùng thường. Nó không đọc nội dung đã được biên dịch (render) và vì thế nó sẽ không hiểu các thẻ font được sử dụng để nhấn mạnh mức độ quan trọng của các tiêu đề. Mặt khác nó sẽ côi các thẻ h1 như là tiêu đề. Vì vậy việc sử dụng các thẻ tiêu đề HTML chuẩn sẽ giúp văn bản được hiểu đúng ngữ nghĩa. Hãy so sánh hay đoạn văn bản sau.

Việc sử dụng thẻ font và H1 như ở trên đều cho một hiệu ứng khi dàn trang nhưng lợi ích của chúng lại khác nhau. Sử dụng thẻ chuẩn HTML H1 cho phép trang của bạ được trình bày và hiểu đúng theo ngữ cảnh và hiểu được nội dung trang của bạn đề cập đến. Và đương nhiên trang của bạn sẽ có nhiều khả năng được xếp hạng cao hơn.

Giảm kích thước văn bản với CSS

Việc bạn sử dụng các tệp tin định dạng CSS bên ngoài thay vì nhúng chúng trực tiếp trong tài liệu HTML sẽ giúp làm giảm kích thước trang Web. Tệp tin càng nhỏ thì tốc đọ tải trang càng nhanh cho người dùng và đương nhiên cả máy truy tìm. Ngoài việc chỉ phải tải xuống một file HTML nhỏ hơn thì tệp tin CSS còn được chia sẻ giữa nhiều trang Web và được cho vào cache của các trình duyệt hoặc của công cụ tìm kiếm. Bởi thế mỗi lần tải một trang thì trình duyệt và máy tìm kiếm khi thấy đường dẫn CSS trùng lặp thì sẽ không tải xuống nữa.

Số lượng trang phải tải xuống ít đi thì cho phép bạn tận dụng tốt "dung lượng chỉ số hóa". Tất nhiên là mỗi máy tìm kiếm sẽ định trước một số lượng tài nguyên (thời gian, băng thông, …) nhất định để đánh chỉ số trang Web của bạn. Nếu như trang Web của bạn dung lượng càng nhỏ thì việc đánh chỉ số càng nhanh và ít vấn đề hơn và càng nhiều trang được dánh chỉ số một lúc. Càng nhiều trang được đánh chỉ số thì càng có nhiều trang hơn trong kết quả tìm kiếm.

Webmaster có nhiều thời gian cho SEO

Sử dụng CSS cho phép cập nhật nhanh và dễ dàng trang Web. Cho phép thực thi các tác vụ Webmaster một cách đơn giản nhất và như vậy sẽ có nhiều thời gian để tối ưu hóa trang Web cho công cụ tìm kiếm và các chiến dịch quảng bá, ví dụ như: Sử dụng thời gian để cung cấp thêm các nội dung mới giúp trang Web của bạn luôn có thứ hạng cao trên máy tìm kiếm.

Các thay đổi lớn nhỏ và trình bày đều có tác động nhất định tới hoạt động của khác hàng. Vì thế việc thay đổi phông chữ, màu nền hay các thành phần định dạng khác sẽ được tiến hành nhanh chóng và đơn giản nếu bạn sử dụng các tệp tin CSS nằm ngoài văn bản.

Một vài kỹ thuật CSS cần tránh

Có một vài thủ thuật mà bạn có thể sử dụng với CSS. Tuy nhiên chúng bị xếp vào các thủ thuật "mũ xám" thậm chí "mũ đen" và được cảnh báo trong việc sử dụng. Một trong những kỹ thuật phổ biến là sử dụng CSS để hiển thị "văn bản ẩn" (hidden text). Khi viện cớ trình bày trang Web "khả kiến" (Accessibility) hoặc giao diện người dùng (user interface) với các kỹ thuật trên thì bạn phải chắc rằng là các máy tìm kiếm sẽ không liệt kê trang Web của bạn vào spam. Để phân biệt rõ các trường hợp, chúng ta hãy xem các vị dụ sau. Một ví dụ sử dụng kỹ thuật "mũ đen" (black hat), một kỹ thuật trình bày web "khả kiến" (accessibility) và một kỹ thuật bị liệt kê là spam và kỹ thuật cuối cùng nằm ở giữa trong các kỹ thuật trên.

Sử dụng CSS để ẩn văn bản

Đây có lẽ là kỹ thuật dễ dang và phổ biến nhất trong việc lạm dụng tối ưu. Trang Web của bạn sẽ bị lấp đầy từ khóa nhưng người dùng thường không nhìn thấy trong khi máy tìm kiếm tìm thấy nó dễ dàng. Trước đây, các kỹ thuạt cổ điển nhất là dùng font trắng trên nền trắng. Với CSS bạn chỉ việc sử dụng {display: none} (Xem thêm bài viết về ẩn nội dung với CSS).

Một kỹ thuật khác là đặt các từ khóa tại một ví trị đâu đó nằm ngoài tầm hiển thị trang, ví dụ như đặt cách vị trí ngang horizontal position -4000. Các máy tìm kiếm có thể phát hiện những gian lận này dễ dàng và áp dụng thuật toán. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tránh xa những kỹ thuật này.

Sử dụng CSS để trang Web được truy cập dễ dàng hơn

Một ví dụ điển hình của kỹ thuật này có thể bắt gặp tại nhiều trang cung cấp "bỏ qua liên kết" để thích ứng với màn hình của người dùng (Thiết bị người dùng khiếm thị sử dụng dể duyệt Web). Việc bỏ qua đường dẫn là chức năng cho phép người dùng khiếm thị tách bỏ phần sơ đồ mục lục để xem trực tiếp nội dung, hoặc bỏ qua nội dung để duyệt mục lục. Nó được tạo ra để hục vụ người dung khiếm thị nhưng một số người thiết kế website lại ẩn nó đi. CSS cung cấp menu này trong phần mã nguồn HTML để các trình duyệt của người dùng khiếm thị hiển thị được nội dung nhưng nó lại ẩn đi với các trình duyệt bình thướng khác. Khác với kỹ thuật "văn bản ẩn" nói trên thì dường như không máy tìm kiếm nào xếp loại kỹ thuật này vào spam. Bởi thế bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng kỹ thuật này trong việc hỗ trợ người dùng khiếm thị.

CSS chèn hình ảnh

Có nhiều lý do chính đáng để dử dụng hình ảnh thay thế và chúng ta hãy xem xét một vài kỹ thuật liên quan. Một kỹ thuật phổ biến là sử dụng ảnh, có thể là logo của công ty và sau đó tạo từ khóa hay khẩu hiệu nằm dưới logo, ví dụ như phần banner của một trang Web. Thường thì tên công ty và dòng miêu tả là nội dung quan trọng, nhưng chúng có thể bị ẩn đi bởi hình ảnh. CSS có thể bỏ không hiển thị ảnh cho cả máy tìm kiếm, thiết thị của người dùng khiếm thị hay các trình duyệt văn bản thuần túy (vd Lynx) hoặc cả các trình duyệt đồ họa. Có có dạng như sau:

Kỹ thuật này được xếp vào hạng "xám" với cảnh báo. Lý do bỏi vì nó rất dễ bị lạm dụng. Giới hạn của việc ứng dụng đúng đó là khi text trong ảnh và text trong HTML trùng nhau. Tuy nhiên, nếu thay vì miêu tả trong logo, bạn lại đọc thấy trong code thẻ H1 các dòng chữ "quảng bá, quang ba, quang ba Web, quảng bá website, quangbaweb, webquangba, quangba,.." thì đây rõ ràng là một dụng ý định đánh lừa máy tìm kiếm và trước sau bạn cũng sẽ bị phạt.

Thậm chí ngay cả khi ký tự trong hình ảnh và trong thẻ h1 có trùng khớp nhau và bạn hoàn toàn muốn SEO "mũ trắng" thì bạn vẫn có ít nhiều rủi ro là bị bộ lọc spam để ý và áp dụng hình thức phạt. Bởi vậy phải lưu ý đến rủi ro, được mất khi sử dụng kỹ thuật này. Tóm lại, kỹ thuật tốt nhất tương thích với cả thiết bị của người dùng khiếm thị và trình duyệt thường là không hiển thị ảnh và sử dụng thẻ ALT với miêu tả chính xác cho các hình ảnh. Đây là một kỹ thuật SEO tốt trong mọi trường hợp, bởi có lượng tìm kiếm hình ảnh khá lớn và thẻ alt chính là thẻ khóa để có được lượng khách tìm kiếm này.

Kết luận

Với CSS chúng ta không chỉ dàn trang nhanh chóng dễ dàng, linh hoạt theo các chuẩn HTML mà còn có tác dụng rất nhiều trong việc tối ưu hóa trang Web cho máy tìm kiếm. Đó là khả năng tách rời phần nội dung và dàn trang CSS một cách gọn gàng. Nhờ đó bạn có thể trình bày nội dung đúng ngữ nghĩa, khả kiến và giảm bớt dung lượng tệp tin mã nguồn HTML quyết định quan trọng tới việc đánh chỉ số của máy tìm kiếm. Ngoài ra chúng ta còn có thể áp dụng các kiểu dàn trang và hiển thị theo ý muốn thiết kế. Đây là một công cụ mạnh với nhiều ứng dụng.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Link to Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google

Tối ưu snippets với thẻ meta description

Posted: 29 Jun 2011 07:39 PM PDT

Tối ưu snippets với thẻ meta description? Một "snippet" Google là một đoạn trích dẫn của trang cho phép người dùng thấy được nội dung từ khóa tìm kiếm được in đậm và xuất hiện trong trang kết quả của Google. Sau đó họ sẽ quyết định lựa chọn trang nào có chứa thông tin bổ ích. Nói chung, người dùng sẽ lựa chọn một cách chủ định (và nhanh chóng) các trang được mô tả với từ khóa tìm kiếm trong văn bản.

Việc cải tiến đoạn văn bản trích dẫn mô tả này (description) rất quan trọng để tăng tỷ lệ CPM, Trên trang Blog chính thức của Google Webmaster, có đăng một bài về công cụ cho webmaster và Google còn có cả một đội ngũ Snippet Team, điều này chứng tỏ snippet rất quan trọng và mọi thứ mới chỉ là bắt đầu.Giờ thì các bạn nắm rõ thế nào là snippets rồi. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào nghiên cứu về nó:

Chất lượng snippet của bạn – một đoạn ký tự ngắn cho phép xem trước kết quả tìm kiếm – có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trang Web của bạn được nhấn chọn hay không và gián tiếp đến lượng truy cập từ Google. Google có nhiều chiến thuật để lựa chọn snippets (mình sẽ quay trở lại vấn đề này sau) và bạn có thể tùy biến chúng bằng cách cung cấp thông tin qua thẻ meta description cho từng đường dẫn URL.

< meta NAME="Description" CONTENT="informative description here" />

Tại sao Google lại để ý đến thẻ meta decriptions?

Google muốn các snippets phản ánh đúng nội dung kết quả trang Web tìm kiếm. Google thường ưu tiên lựa chọn thể meta description của trang (nếu có) bởi nó cung cấp cho người dùng vài nhận định rõ ràng về nội dung của đường dẫn URL. Nó sẽ giúp người dùng có được kết quả chính xác nhanh hơn và tránh việc tìm đi tìm lại nội dung làm chán nản người dùng và tốn lưu lượng Web. Hãy nhớ rằng thẻ meta descriptions chứa hàng dãy từ khóa sẽ không thể nằm trong tiêu chí này và có ít khả năng được hiển thị so với các thông tin khác như là một snippet. Một điều quan trọng nữa là nếu như thẻ meta description có thể giúp tăng tỷ lệ nhắp chuột thì chúng lại không ảnh hưởng gì tới thứ hạng trang Web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Phương pháp tạo thẻ meta description chất lượng

Hãy tạo mỗi description khác nhau cho mỗi trang.Việc sử dụng các mô tả trùng lặp hoặc tương tự trên tất cả các trang sẽ không có ích khi từng trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trường hợp này, Google sẽ không ưu tiên hiển thị thể meta description. Hãy tạo mô tả tin cậy, phản ánh đúng nội dung của từng trang. Sử dụng mô tả chính ở cấp độ tên miền cho trang chủ hay các trang chung, sau đó áp dụng các mô tả ở cấp độ trang cho các phần còn lại. Bạn nên liệt kê các thành phần ưu tiên trên trang Web của bạn, vì nếu bạn không có thời gian để tạo từng mô tả riêng cho từng trang thì ít nhất cũng tạo phần mô tả cho các đường dẫn URL quan trọng như trang chủ hay các trang phổ biến khác.

Phần mô tả phải chứa các thông tin quan trọng. Thẻ meta description không nhất thiết phải là có cấu trúc câu, bạn có thêm vào các dữ liệu một cách cấu trúc liên quan tới trang. Ví dụ một mẩu tin hay một bài viết trên blog cá nhân có thể liệt kê tên tác giả, ngày tháng hoặc thông tin bài viết. Các thông tin này có thể cung cấp cho người dùng những thông tin bổ ích còn không thì khó có không được sử dụng như là snippet. Tương tự các trang sản phẩm chứa vài thông tin khóa quan trọng về giá cả, ngày tháng, nhà sản xuất …. Thẻ khóa descriptions có thể chứa tất cả những thông tin trên. Ví dụ, khi phân tích thẻ miêu tả sau liên quan tới cuốn sách "Search Engine Optimization For Dummies". Đây là phấn lớn các thông tin về cuốn sách:

Miêu tả không hợp lý:

< meta NAME="Description" CONTENT=" Search Engine Optimization For Dummies (2nd edition): Books: Nam Nguyen, Peter Kent by Peter Kent, Nam Nguyen" />

Có một số lý do khiến cho thẻ miêu tả của tác phẩm trên không được coi là một mô tả tốt trên trang kết quả tìm kiếm:

-  Tiêu đề của cuốn sách hoàn tòan trùng lặp với tiêu đề của trang Web.
-  Thông tin ngay bên trong phần mô tả cũng bị trùng lặp; tên tác giả trong trường hợp này "Peter Kent".
-  Thiếu thông tin trong phần mô tả, ví dụ như người ta không thể biết "Nam Nguyen" là ai ?
-  Thiếu khoẳng cách và dấu ngăn cách làm cho phần mô tả rất khó đọc.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho người dùng khi xem trang kết quả tìm kiếm, sẽ mất thời gian để phân tích phần mô tả và đương nhiên họ thường bỏ qua đường dẫn tới trang này. Bởi vậy, đây là một miêu tả được tối ưu tốt hơn mang tính tham khảo:

< meta NAME="Description" CONTENT="Author: Peter Kent, Illustrator: Nam Nguyen, Caterory: Computer, Price: $25, Length: 400 pages" />

Như chúng ta nhận thấy, phần mô tả trên đã loại bỏ các thông tin bị trùng lặp và chi tiết hơn trong khi các thông tin được ngăn cách rõ ràng hơn. Bạn chỉ thêm chút ít sức để có một miêu tả chất lượng bằng việc thêm giá cả, độ dài của trang, các thông tin hữu ích cho người dùng.

Lập trình tự động tạo các miêu tả

Nhiều trang tin tức thì việc tạo phần miêu tả chính xác cho từng bài viết là khá đơn giản bởi vì mỗi bài báo rất khó viết trong khi việc tạo miêu tả riêng có ngữ nghĩa chỉ cần chút ít nỗ lực. Đối với các trang mà cơ sở dữ liệu lớn thì việc viết thẻ miêu tả thủ công là hết sức khó khăn. Trong trường hợp này
việc tạo tự động các miêu tả là rất đáng khích lệ miễn là không được biến chúng thành các nội dung có tính chất spam. Một miêu tả tốt là miêu có ngữ nghĩa và phong phú mà chúng ta vừa đề cập ở trên.

Phần miêu tả chất lượng

Cuối cùng các bạn nên chắc chắn rằng phần miêu trả bạn sử dụng phải là để … miêu tả. Bởi vì nó không hiển thị trực tiếp cho người xem trang, nên phần mô tả dễ bị bỏ qua phần chất lượng. Tuy nhiên nó được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm của Google – nếu như mà chất lượng của phần mô tả này đặt yêu cầu. Chỉ một chút nỗ lực nhỏ thôi là bạn có thể tạo thẻ mô tả hợp lý và nó giúp hiển thị chính xác nội dung trang Web trong phần kết quả tìm kiếm. Nó không những cải thiện chất lượng trang Web của bạn mà còn mang lại khách hàng tiềm năng cho trang.

Tham khảo thêm: www.google.fr/intl/fr/remove.html

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Thiết kế website chuyên nghiệp, Quảng Bá website, Quảng cáo thương hiệu

Link to Thiết kế web | Dịch vụ SEO | Quản trị web | Tên miền | Lưu trữ website | Quảng bá web | Thiết kế web top google

Lỗi phổ biến khi tối ưu hóa web

Posted: 28 Jun 2011 07:00 AM PDT

Lỗi phổ biến khi tham gia cạnh tranh tối ưu hóa website? Bạn là một người làm SEO thực thụ, bạn đã tham gia thi thố tài năng về SEO với ai đó hay tham dự cuộc thi nào đó chưa? Hẳn bạn sẽ chuẩn bị thật nhiều kiến thức về SEO cho cuộc thi để giành chiến thắng?

Lỗi thứ nhất: là các quản trị website quá hào hứng khi họ trông thấy nhiều tiền, họ trỏ các liên kết đến trang cạnh tranh với họ từ mọi trang trên website của mình. Bạn sẽ có hàng ngàn liên kết ngược trong chỉ một vài ngày, điều này có thể gây ra việc phạt hiệu ứng Sandbox (trường hợp website mới đạt được thứ hạng cao, sau đó lại biến mất trong vài tháng. Về cơ bản Sandbox có nghĩa là website mới có thể biến mất trong một thời gian sau khi đạt được thứ hạng cao ở Google.) Bạn cần nhớ là bạn có thể luôn trỏ các liên kết này đến trang cạnh tranh.

Lỗi thứ hai: là mọi người không lên kế hoạch. Bạn phải tự đặt ra lịch bạn sẽ làm gì trong ngày, trong tuần. Tạo lập một kế hoạch xây dựng liên kết, kế hoạch viết nội dung… Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm những gì mà bạn định làm.

Lỗi thứ ba: Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, dĩ nhiên là để chiến thắng trong cuộc đua tối ưu SEO. Nhưng nếu bạn đưa ra những mục tiêu ngắn hạn mà bạn không quên động cơ thúc đẩy thì dĩ nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng trong cuộc đua này. Ví dụ đăng 5 bài báo, đăng ký vào 40 thư mục có liên kết và viết 20 trang chất lượng vào cuối tháng 5. Hoặc là đặt ra mục tiêu tương tự thế, kiểu như tôi sẽ đánh chỉ mục vào ngày đầu tiên của tháng 5. Hoặc tôi sẽ ở trang thứ 3 trong tuần thứ 5 của cuộc chạy đua.

- Viết nội dung: nhiều người bắt đầu một blog cạnh tranh, nhưng họ quên viết nội dung. Lúc bắt đầu, bạn thường viết nhiều bài được post lên nhưng về lâu dài bạn tập trung nhiều hơn vào các đường liên kết ngược. Hãy nhớ rằng nội dung vẫn là vua (Content is king). Và nếu bạn có nó, và người khác thì không, bạn đã có lợi thế dẫn trước đó.

- Các liên kết ngược có chất lượng: phải vượt qua các liên kết tồi. Nhiều người bắt đầu bằng việc tìm kiếm những liên kết ngược dễ dàng như các danh bạ và mua những liên kết có xếp hạng pagerank ở vị trí cao nhưng bạn có thể làm điều đó vào bất cứ lúc nào bạn muốn trong cuộc đua. Điều đầu tiên bạn làm trong khi tham gia vào cuộc đua tối ưu SEO là viết nội dung và tìm kiếm các liên kết ngược có liên quan đến chủ đề. Các liên kết ngược (link đến) không hấp dẫn có thể xếp lại đã. Bạn không việc gì phải vội cả.

- Đăng bài viết: Điều này dễ dàng và thực sự có hiệu quả, bài báo này thực sự được viết để thúc đẩy xếp hạng của tôi trong cuộc đua tối ưu SEO. Nếu không tham gia, bài viết sẽ không bao giờ được viết. Điều ích lợi khi đăng bài viết là bạn có thể quyết định nội dung bài viết. Vì vậy theo một khía cạnh nào đó bạn đã kiểm soát việc tối ưu nội dung web từ đường liên kết ngược, nên bạn có thể tự tạo đường liên kết ngược có chất lượng được tối ưu tốt trên trang web. Những liên kết này có liên quan đến trang cạnh tranh của bạn. Bạn có thể cũng sử dụng từ khóa cạnh tranh chủ chốt nhiều bao nhiêu tùy ý, nên ngay bây giờ tôi sẽ có cơ hội dùng lại lần nữa những từ khóa trong cuộc cạnh tranh tối ưu SEO.

- Tối ưu trên website: Không làm điều đó. Tại sao vậy? Rất đơn giản, ví dụ nếu bạn có thể xếp mình vào hàng đầu mà không dùng những từ khóa chính trong tiêu đề, bạn có một kế hoạch sao lưu, có tên là tối ưu trên trang. Một vài tuần trước khi tham gia cạnh tranh bạn có thể tối ưu tốt website của bạn cho cụm từ chủ chốt để đạt được một lực bẩy có thể đưa bạn lên vị trí hàng đầu hoặc nếu bạn ở vị trí đầu tiên rồi thì bạn củng cố vị trí này vững chắc hơn. Và tối ưu trên trang web là điều gì đó mà bạn có thể kiểm soát được, tối ưu bên ngoài trang thì ngược lại. Nhưng đảm bảo rằng cuối cùng bạn không tối ưu quá trớn trên trang của bạn, bởi vì điều đó có thể gây ra một sự trừng phạt hoặc thậm chí bị cấm.

- Cũ và thông minh: nếu bạn có câu hỏi, bạn sẽ hỏi một ông lão thông minh hay một chú bé? Có thể là ông lão, đúng không? Các công cụ tìm kiếm cũng nhìn nhận theo cách như vậy. Nếu một website mới, nó sẽ ít giá trị hơn một website/domain xuất hiện từ lâu có cùng chủ đề. Có thể bạn sẽ không có url hoàn hảo nhưng bạn phải có tuổi đời để giành lợi thế đấy.

- Thẩm quyền: giống như tôi đã đề cập trước đây, tôi đang tham gia vào cuộc đua tối ưu SEO. Trên những diễn đàn của người Hà Lan, có một số thảo luận về cách mà các trang blog có tên miền blogspot giành lấy vị trí Top trong cuộc cạnh tranh tối ưu SEO trở thành hiện thực. Tốt thôi, bởi vì blogspot là một tên miền có thẩm quyền, thậm chí được sở hữu bởi google. Sử dụng thẩm quyền đó nếu bạn có thể. Hoặc nếu bản thân bạn có một website có thẩm quyền thì sử dụng website đó thậm chí tốt hơn.

- Phân tích những đối thủ: phần lớn người ta không xem xét những website khác tham gia cuộc đua. Nhưng nếu bạn lưu tâm tới họ, bạn có thể thực sự tìm ra bằng cách nào mà họ đang giành những đường link và số lượng đường link họ có được trong những giai đoạn nhất định nào đó, rồi việc các đường link đó tới từ các website nào và chúng có phải là những đường link có chất lượng liên quan đến chủ đề không? Tôi có thể có các đường link như vậy bằng cách nào? Người ta đã làm gì để tối ưu trên trang web? Vì vậy trong thực tế, có nhiều điều mà bạn phải làm hoặc không phải làm để có cơ hội chiến thắng trong một cuộc đua tối ưu SEO. Một lời khuyên cho bạn là hãy bắt đầu với đường đua nhỏ, nó sẽ tạo nên cái lớn để bạn chiến thắng.

Lỗi tốn tiền khi quảng cáo Google Adwords

Posted: 28 Jun 2011 01:59 AM PDT

Những lỗi làm tốn tiền trong quảng cáo Google Adwords? Bài viết chỉ ra một số lỗi chính trong quảng cáo Google Adwords làm bạn lãnh phí tiền bạc một cách vô ích và hiệu quả mang lại cho website không đáng kể.

- Trang đích chất lượng quá kém: Một trang đích chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng trong việc chuyển đổi thành doanh thu. Có nhiều loại trang khác nhau. Đi sâu vào chi tiết thì cần phải có một bài viết đầy đủ nói về việc đó. Còn về cơ bản thì tổ chức được bố cục, sử dụng đồ họa thích hợp, truyền tải thông điệp rõ ràng và không có các khung là các yếu tố chính đối với một trang đích chất lượng tốt. Khi sử dụng Google Adwords thực sự phải lấy nội dung trang của bạn làm nhân tố chủ chốt. Bạn nên thử sử dụng bất cứ từ khóa nào bạn muốn quảng cáo trên trang web của mình. Không chỉ có bộ máy tìm kiếm sẽ nhận biết điều này như thông tin liên quan mà cả Google cũng sẽ thưởng cho bạn điểm chất lượng tốt hơn, như thế có thể có nghĩa là việc xếp hạng cao hơn, đấu giá tối thiểu thấp hơn và họ có thể giảm bớt chi phí nhấn chuột vào những từ mà bạn đem đấu giá. Google thưởng cho sự thích hợp và Adwords không là ngoại lệ.

- Tham gia vào mạng nội dung: Mạng nội dung bị chìm ngập bởi các click ảo và lưu lượng truy cập chất lượng kém. Khi tôi bắt đầu quảng cáo bằng Adwords, tôi đã không nhận thấy điều này và đặt lại nội dung trên mạng và mất tiền. Điều này nói lên rằng, một khi bạn tiến hành quảng cáo trên Awords, bạn có thể sử dụng mạng nội dung để đảm bảo là đấu giá rất thấp. Riêng tôi không đấu giá vượt quá 0,06 cent một click. Có người cho rằng họ hưởng lợi nhiều hơn và đạt được các chuyển đổi doanh số tốt hơn từ mạng nội dung hơn là từ mạng tìm kiếm. Bản thân tôi chưa bao giờ trải nghiệm điều đó.

- Ngân sách hàng ngày quá cao: Việc đặt ngân sách hàng ngày cao hơn lượng khuyến nghị thường được các nhà tiếp thị khuyến khích để tăng lưu lượng truy cập. Gần đây Google đã tăng số lượng truyền phát (số lần xuất hiện quảng cáo mỗi khi người truy cập tải trang web) trong các chiến dịch quảng cáo sử dụng kỹ thuật này. Vấn đề là việc tăng thêm này phụ thuộc vào các cụm từ khóa đối sánh rộng không được đặt mục tiêu tốt lắm. Điều này dẫn đến sự chuyển đổi thấp và một tỉ lệ CTR thấp (tỉ lệ nhấp chuột/lần xem tính theo tỉ lệ phần trăm). Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến điểm chất lượng trang web của bạn và có thể thực sự cản trở hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Lý do khác mà bạn muốn khi nâng cao ngân sách hàng ngày của mình đó là thỉnh thoảng các nhà tiếp thị quên mất rằng họ vừa làm như vậy xong. Họ không thể kiểm tra tài khoản của họ trong một vài ngày và khi họ làm được điều đó thì họ mới biết mình đã chi mất rất nhiều tiền.

- Nhóm các từ khóa: Khi tạo ra các nhóm từ khóa bạn muốn sử dụng các từ khóa tương tự nhau trong mỗi nhóm quảng cáo có ít nhất một từ giống nhau. Nhóm các quảng cáo của mình lại một cách phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu quảng cáo cũng như trang đích nhằm hướng tới các từ khóa mục tiêu và sẽ giúp Google triển khai các quảng cáo của bạn tới những từ khóa mà bạn mong muốn.

- Bỏ giá thầu quá thấp: Bỏ giá thầu quá thấp sẽ chôn vùi bạn ở những vị trí dưới cùng của danh sách xuất hiện nhóm quảng cáo. Khi có một vị khách quan tâm đến sản phẩm của bạn, dĩ nhiên họ sẽ tiếp tục tìm kiếm sau khi rời website của bạn và so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu họ quên mất tên website của bạn (thường là như vậy), họ sẽ rất có thể thực hiện tìm kiếm khác để tìm lại bạn, và nếu bạn không xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm đầu tiên họ sẽ không tiếp tục vào những trang tiếp theo để tìm bạn, ngay cả thậm chí họ thấy bạn ở trang thứ 3 đi chăng nữa, họ sẽ không muốn tìm bạn nữa.